Chế Độ Trợ Cấp Khó Khăn Đột Xuất Trong Quân Đội

Chế Độ Trợ Cấp Khó Khăn Đột Xuất Trong Quân Đội

(Tapchitaichinh) Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

(Tapchitaichinh) Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm... cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

đ) Các trường hợp không được hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm

- Không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP; được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số ......./2024/NĐ-CP.

- Sĩ quan còn đủ điều kiện phục vụ tại ngũ và Quân đội còn nhu cầu bố trí, sử dụng nhưng xin nghỉ hưu trước tuổi do nhu cầu cá nhân.

- Sĩ quan bị kỷ luật hình thức giáng chức, cách chức, giáng cấp quân hàm.

- Sĩ quan đi học tập, công tác, nghỉ phép ở nước ngoài quá thời hạn từ 30 ngày trở lên không được cấp có thẩm quyền cho phép.

Cách xác định thời hạn để xem xét, đề nghị thăng quân hàm, nâng lương đối với sĩ quan khi có quyết định nghỉ hưu

Cách xác định thời hạn để xem xét, đề nghị thăng quân hàm, nâng lương đối với sĩ quan khi có quyết định nghỉ hưu (nghỉ chuẩn bị hưu) quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định số ....../2024/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:

Thời hạn để xem xét, đề nghị thăng quân hàm đối với sĩ quan: thời gian giữ cấp bậc quân hàm tối thiểu phải từ đủ 13 tháng trở lên (đối với cấp Thiếu úy); tối thiểu phải từ đủ 25 tháng trở lên (đối với cấp Trung úy, Thượng úy); tối thiểu phải từ đủ 32 tháng trở lên (đối với cấp Đại úy, cấp tá).

Thời hạn để xem xét, đề nghị nâng lương đối với sĩ quan: thời gian giữ cấp bậc quân hàm hoặc đã nâng lương lần 1 tối thiểu phải từ đủ 25 tháng trở lên (đối với cấp Trung úy, Thượng úy); tối thiểu phải từ đủ 32 tháng trở lên (đối với cấp Đại úy, cấp tá).

Ví dụ 3: Đồng chí Trần Văn Sơn, sinh tháng 3 năm 1967, nhập ngũ tháng 02 năm 1987, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh A; đã được cấp có thẩm quyền nâng lương cấp Đại tá lần 1 tháng 7 năm 2023. Đồng chí Sơn hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ; được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu; được nghỉ chuẩn bị hưu 12 tháng, kể từ ngày 1/4/2025 đến ngày 31/3/2026, hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 1/4/2026.

Tính đến tháng 02 năm 2026, đồng chí Sơn đã có thời hạn được nâng lương cấp Đại tá lần 1 là 32 tháng (từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 02 năm 2026); như vậy, đến tháng 02 năm 2026 đồng chí Sơn đủ điều kiện về thời hạn để được xem xét, đề nghị nâng lương cấp Đại tá lần 2.

Ví dụ 4: Đồng chí Trần Văn Đại, sinh tháng 3 năm 1971, nhập ngũ tháng 9 năm 1991, Phó Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện B, đã được cấp có thẩm quyền quyết định nâng lương cấp Trung tá lần 1 tháng 6 năm 2023. Đồng chí Đại hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ, được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/4/2025 đến ngày 31/3/2026, hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1/4/2026.

Tính đến tháng 01 năm 2026, đồng chí Đại đã có thời hạn được nâng lương cấp Trung tá lần 1 là 32 tháng (từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 01 năm 2026); như vậy, đến tháng 01 năm 2026 đồng chí Đại đủ điều kiện về thời hạn để được xem xét, đề nghị thăng quân hàm từ cấp Trung tá lên cấp Thượng tá.

Về vấn đề này, Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị hướng dẫn như sau:

Mức trợ cấp 925.000 đồng/tháng nếu đủ 15 năm công tác

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chế độ trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

Đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu) quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng khi cộng nối thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu với thời gian công tác ở xã mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác.

Mức trợ cấp là 925.000 đồng/tháng, nếu đủ 15 năm; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% của mức trợ cấp nêu trên.

Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp được điều chỉnh tương ứng.

Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ tháng tiếp theo; thân nhân của đối tượng từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.

Mức trợ cấp một lần thấp nhất là 2.500.000 đồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chế độ trợ cấp một lần được quy định như sau:

- Đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu) quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, có dưới 15 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đối tượng có dưới 20 năm công tác trong quân đội, công an, cơ yếu sau đó tham gia công tác ở xã đã nghỉ việc hiện đang hưởng chế độ hưu trí, nhưng khi thôi công tác ở xã, thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu không được cộng nối với thời gian công tác ở xã để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian công tác.

Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm công tác thực tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng;

- Đối tượng (cán bộ, công nhân viên chức; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã; thanh niên xung phong) quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng;

- Đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu; cán bộ, công nhân viên chức; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã; thanh niên xung phong) quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2012), bao gồm cả số từ trần khi đang tại ngũ hoặc đang công tác thì một trong những thân nhân sau đây của đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đối tượng (quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu; cán bộ, công nhân viên chức; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã; thanh niên xung phong) quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngoài việc được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần theo quy định, nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Cục Chính sách – Tổng cục Chính trị đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân

Thời gian tính hưởng chế độ khi phục viên, xuất ngũ

5 nhóm đối tượng phục viên, xuất ngũ được hưởng chế độ