Tỉnh Bắc Giang xác định ngành nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, vì vậy địa phương đã có nhiều giải pháp thúc đẩy lĩnh vực này phát triển theo hướng chất lượng cao, bền vững; trong đó phải kể đến việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách "tiếp sức". Được biết, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, HĐND tỉnh ban hành 8 nghị quyết quy phạm pháp luật giúp tăng nguồn lực hỗ trợ, tháo gỡ những nút thắt trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều nghị quyết đã đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả.
Tỉnh Bắc Giang xác định ngành nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, vì vậy địa phương đã có nhiều giải pháp thúc đẩy lĩnh vực này phát triển theo hướng chất lượng cao, bền vững; trong đó phải kể đến việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách "tiếp sức". Được biết, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, HĐND tỉnh ban hành 8 nghị quyết quy phạm pháp luật giúp tăng nguồn lực hỗ trợ, tháo gỡ những nút thắt trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều nghị quyết đã đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả.
Quyết định quy định cụ thể địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, trong đó, đối với cây lúa, tại 7 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
Đối với cây cao su, tại 8 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
Đối với cây cà phê, tại 7 tỉnh: Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước.
Đối với cây hồ tiêu, tại 6 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đối với cây điều, tại 6 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai.
Đối với trâu, bò, tại 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.
Đối với lợn, tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai.
Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tại 5 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 24/6/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Theo Quyết định này, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm:
- Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê.
- Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp được quy định như sau:
- Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có): Hỗ trợ mức tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo quy định tại khoản 1 Điều này: Hỗ trợ mức tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Tổ chức sản xuất nông nghiệp: Hỗ trợ mức tối đa theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) khi đáp ứng đầy đủ quy định sau:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
b) Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
c) Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định pháp luật về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ
Đối với cây lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê gồm:
a) Thiên tai đối với cây lúa bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thiên tai đối với cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, mưa đá, sương muối. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh đối với cây lúa bao gồm: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá, đốm sọc; dịch rầy nâu, rầy lưng trắng; sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn; chuột. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê.
- Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò, lợn gồm:
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh bao gồm: Bệnh lở mồm long móng, tai xanh ở lợn (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn), nhiệt thán, xoắn khuẩn. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra gồm:
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
a) Đối với cây lúa, tại các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
b) Đối với cây cao su, tại các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
c) Đối với cây cà phê, tại các tỉnh: Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước.
d) Đối với cây hồ tiêu, tại các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
đ) Đối với cây điều, tại các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai.
a) Đối với trâu, bò, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.
b) Đối với lợn, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai.
- Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tại các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc địa bàn quy định tổ chức lựa chọn địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
Áp dụng mức hỗ trợ tối đa theo quy định tại Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022 - 2025.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc địa bàn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 06 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Sau 4 năm triển khai, thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Sơn phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thành lập năm 2018, HTX nông nghiệp Bảo Sam, xã Chiềng Lương, có 18 thành viên, sản xuất hơn 30 ha cây chanh leo và liên kết trồng gần 70 ha chanh leo với các hộ ở các xã Cò Nòi, Chiềng Lương và Phiêng Pằn. Năm 2020, HTX được hỗ trợ 260 triệu đồng theo chính sách của tỉnh để đầu tư hệ thống tưới ẩm và mua bao bì đóng gói sản phẩm.
Anh Lò Văn Sam, Giám đốc HTX cho biết: Từ 4 ha chanh leo được hỗ trợ ban đầu, đến nay, HTX đã lắp đặt hệ thống tưới ẩm cho 10 ha. Nhờ đó, chi phí thuê nhân công giảm, năng suất đạt hơn 35 tấn quả/ha/năm, giá bán 48.000 đồng/kg loại 1 xuất khẩu, 15.000 đồng/kg loại 2 và 5.000-6.000 đồng/kg loại 3, trừ chi phí thu lãi khoảng 250-300 triệu đồng/ha. HTX đang phấn đấu áp dụng hệ thống tưới ẩm cho toàn bộ diện tích.
Còn HTX OhayO, xã Cò Nòi, trồng 30 ha na dai, na sầu riêng, na dứa và na hoàng hậu. Trước đây, do chưa được hỗ trợ bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, các sản phẩm quả của HTX chỉ bán cho thương lái tại vườn với giá rất thấp. Năm 2022, HTX được hỗ trợ 120 triệu đồng để đánh giá, cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, bao bì, nhãn mác, sản phẩm của HTX đã tạo dựng được uy tín trên thị trường.
Anh Trần Ngọc Bằng, Giám đốc HTX OhayO, chia sẻ: Năm 2023, HTX tiêu thụ hơn 200 tấn na; giá bán bình quân 35.000-100.000 đồng/kg tùy loại, thu nhập bình quân 400-600 triệu đồng/ha; tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương, thu nhập 5-7 triệu đồng/người/tháng.
Từ năm 2020 đến nay, thực hiện chính sách của tỉnh khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, huyện Mai Sơn có 87 lượt doanh nghiệp, HTX được hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ tổ chức chứng nhận đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hoặc các tiêu chuẩn tương tự; hỗ trợ nhãn mác, bao bì; đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước..., với tổng kinh phí gần 5,3 tỷ đồng. Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất của nông dân.
Hiện nay, huyện Mai Sơn có 184 HTX nông nghiệp, tổng vốn điều lệ trên 430 tỷ đồng. Việc triển khai chính sách hỗ trợ HTX phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; giúp các HTX nông nghiệp chủ động liên kết sản xuất, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, huyện Mai Sơn có trên 11.200 ha cây ăn quả các loại; trong đó, có 46 mã số vùng trồng cây ăn quả, tổng diện tích trên 1.200 ha; UBND tỉnh công nhận 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tổng diện tích 1.373,7 ha và trên 1.600 hộ tham gia liên kết sản xuất.
Ông Nguyễn Khắc Hào, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mai Sơn, chia sẻ: Việc triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND còn một số khó khăn, nhất là hồ sơ yêu cầu được hỗ trợ một số nội dung còn phức tạp, đòi hỏi phải được lập, thẩm định theo quy trình. Thủ tục được hỗ trợ phải qua nhiều bước, nhiều ngành, lĩnh vực thẩm định, nên các doanh nghiệp, HTX không làm hồ sơ đề xuất. Điều kiện hỗ trợ quy định tại nghị quyết yêu cầu quy mô lớn so với thực tế các dự án triển khai, trong khi năng lực đầu tư của các doanh nghiệp, HTX thường quy mô nhỏ, chưa đáp ứng điều kiện để được hỗ trợ.
UBND huyện Mai Sơn kiến nghị với tỉnh điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế hiện nay và giai đoạn 2025-2030. Trong đó, tập trung chính sách hỗ trợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.
Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã khuyến khích nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, tăng khả năng tiêu thụ, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.