Khu sinh thái Sông Hậu Farm nằm trong Khu vực Nông trường Sông Hậu, tọa lạc tại ấp 1, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ có tổng diện tích 14ha. Nơi đây, với nhiều không gian rừng tràm, khu vui chơi hoạt động, hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho du khách.
Khu sinh thái Sông Hậu Farm nằm trong Khu vực Nông trường Sông Hậu, tọa lạc tại ấp 1, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ có tổng diện tích 14ha. Nơi đây, với nhiều không gian rừng tràm, khu vui chơi hoạt động, hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho du khách.
CTY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ Thành Phố Cần Thơ ( Tiền thân là Nông Trường Cờ Đỏ ), tọa lạc tại Xã Thạnh Phú, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ trên vùng đất phù sa nước ngọt quanh năm do Sông Hậu bồi đắp. Tổng diện tích tự nhiên là 5.900 ha. Trong đó diện tích trồng lúa là 5.300 ha. Sản lượng lúa hàng năm khoảng 60.000 tấn lúa thơm và lúa chất lượng cao.
Tên gọi khác: Tứ Ðư, Ho Ki, Voa Ðề.
Nhóm địa phương: Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ.
Dân số: 2.636 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).
Lịch sử: Người Cờ Lao chuyển cư tới Việt Nam cách đây khoảng 150 - 200 năm.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Trước đây, các nhóm địa phương có phương ngữ khác nhau nhưng hiện nay đa số người Cờ Lao Ðỏ, Cờ Lao Xanh không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Tuỳ theo quá trình tiếp xúc, cộng cư họ quen sử dụng tiếng Quan Hỏa, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo, Mông.
Hoạt động sản xuất: Bộ phận người Cờ Lao ở vùng cao núi đá tai mèo chủ yếu làm nương cày, thổ canh hốc đá. Ngô là cây lương thực chính. Trên nương họ còn trồng đậu răng ngựa, lúa mạch, đậu Hà lan, su hào... Người Cờ Lao có truyền thống dùng phân chuồng, phân tro và nhiều kinh nghiệm sử dụng phân bón trên nương. Phân tro được bón vào từng hốc khi tra ngô.
Bộ phận người Cờ Lao ở vùng núi đất chuyên sống bằng nghề làm ruộng bậc thang, lúa là cây lương thực chính. Nghề thủ công truyền thống là đan lát (nong, bồ, phên, cót...) và làm đồ gỗ (bàn, hòm, yên ngựa, quan tài, các đồ đựng bằng gỗ). Nhiều làng có thợ rèn sửa chữa nông cụ.
Ăn: Tuỳ nơi, họ ăn ngô chế thành bột mèn mén hoặc ăn cơm, quen dùng bát, thìa muôi bằng gỗ.
Mặc: Phụ nữ mặc áo cùng loại với áo người Nùng, Giáy nhưng dài quá gối áo được trang trí bằng những miếng vải đáp trên hò áo, ngực, tay áo. Trước đây người Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh còn mặc thêm chiếc áo ngắn tay ra ngoài áo dài để phô những miếng vải mầu đắp trên tay áo trong, chân cuốn xà cạp.
Ở: Người Cờ Lao thường sống thành từng làng khoảng 15 - 20 nóc nhà ở vùng núi đất huyện Hoàng Su Phì, hoặc núi đá tai mèo ở huyện Ðồng Văn (Hà Giang). Nhà ba gian hai trái, mái lợp cỏ gianh hoặc các ống vầu, nứa bổ đôi xếp úp ngửa. Người Cờ Lao Ðỏ làm nhà trình tường như người láng giềng Pu Péo.
Phương tiện vận chuyển: Dùng ngựa để thồ hàng là một phương tiện vận chuyển phổ biến của người Cờ Lao. Họ quen dùng địu đan bằng giang có hai quai đeo vai. Hàng ngày họ phải địu nước về nhà; ở vùng núi đất, dùng máng lần đưa nước về đến tận nhà hay gần nhà.
Quan hệ xã hội: Mỗi nhóm Cờ Lao thường có dòng họ khác nhau như các họ Vần, Hồ, Sếnh, Chảo (Cờ Lao Trắng), Min, Cáo, Sú Lý (Cờ Lao Ðỏ), Sáng (Cờ Lao Xanh). Gia đình nhỏ phụ hệ là phổ biến. Nếu nhà không có con trai, người ta thường lấy rể về ở rể. Con rể vẫn giữ họ của mình nhưng có quyền thừa kế tài sản nhà vợ. Người ở rể có bàn thờ tổ tiên mình và bàn thờ bố mẹ vợ.
Cưới xin: Tục lệ cưới xin khác nhau giữa các nhóm. Chú rể Cờ Lao Xanh mặc áo dài xanh, cuốn khăn đỏ qua người. Cô dâu về đến cổng phải dẫm vỡ một cái bát, một cái muôi gỗ đã để sẵn trước cổng. Cô dâu Cờ Lao Ðỏ chỉ ngủ lại nhà chồng đêm hôm đón dâu. Cách cưới kéo vợ hay cướp vợ như người Mông vẫn thường xảy ra.
Sinh đẻ: Người Cờ Lao không có tục chôn hay treo nhau đẻ lên cây mà thường đem đốt, rồi bỏ tro than vào hốc đá trên rừng. Con trai được đặt tên sau 3 ngày 3 đêm, con gái 2 ngày 3 đêm, ở một số nơi trẻ được đặt tên khi đầy tháng. Trong lễ đặt tên cúng tổ tiên và thần Ghi Trếnh, vị thần bảo vệ trẻ em, theo phong tục, bà ngoại đặt tên và tặng cháu quà.
Ma chay: Trong tang lễ có phong tục làm ma hai lần: lễ chôn người chết và lễ làm chay. Ở người Cờ Lao xanh, lễ làm chay có thể tiến hành ngay hôm chôn hay một vài năm sau. Người chết được cúng đưa hồn về Chan San, quê hương xưa. Người Cờ Lao Ðỏ có phong tục xếp đá quanh mộ, cứ 10 tuổi lại xếp một vòng đá. Các vòng đá tuổi được phủ kín đất; trên cùng lại xếp thêm một vòng đá nữa.
Thờ cúng: Người Cờ Lao tin mỗi người có 3 hồn; lúa, bắp và gia súc cũng đều có hồn. Hồn lúa (hồn lúa bố, hồn lúa mẹ, hồn lúa vợ và hồn lúa chồng) được cúng mỗi khi gặt xong và cúng vào dịp Tết 5 tháng 5. Tổ tiên được thờ 3 hay 4 đời. Thần đất là vị thần quan trọng được gia đình và toàn bản thờ cúng.
Lễ tết: Người Cờ Lao ăn Tết Nguyên đán, Tết Mùng 3 tháng 3, mùng 5 tháng 5, 15 tháng 7 và mùng 9 tháng 9 âm lịch như nhiều dân tộc ở vùng đông bắc Việt Nam.
Học: Chữ Hán được sử dụng phổ biến trong việc cúng lễ. Ngày nay như các dân tộc khác trong cả nước, học sinh được học tiếng Việt và chữ phổ thông.
Gìn giữ giá trị truyền thống cốt lõi
Do địa hình dốc, người Cờ Lao đỏ ở Túng Sán phải canh tác trên những nương ruộng cao nên rất khó để có thể đưa máy móc lên tới nơi. Vì vậy, việc thu hoạch lúa của bà con chủ yếu phụ thuộc vào sức người. Để thu hoạch nhanh, người dân nơi đây thường cấy đổi công, gặt đổi công cho nhau. Mỗi khi đến mùa gặt, mọi người trong thôn, bản thường tập trung lại làm cho từng nhà. Nhà nào cần thu hoạch trước sẽ được mọi người ưu tiên đến giúp, lần lượt từng nhà. Việc này vừa đáp ứng hiệu quả công việc vừa tăng tình đoàn kết gắn bó.
Ông Sú Diu Hồ, Trưởng thôn 4 Tả Chải, xã Túng Sán, chia sẻ, bà con ở đây chỉ cần biết nhà nào đang chuẩn bị thu hoạch lúa hay đi cấy, đắp bờ là sẽ tự đến giúp, không cần gia chủ phải nhờ. Việc này đã truyền từ đời này qua đời khác, qua đó giúp tình cảm láng giềng thêm gắn bó.
Mọi công việc đều xuất phát từ tình cảm trên tinh thần tự nguyện, không phải trả công. Khi xong việc, gia chủ làm mâm cơm mời mọi người ở lại cùng ăn với những món dân dã, sẵn có tại địa phương, rồi quây quần bên bếp lửa, hát cho nhau nghe những bài dân ca cổ... Thông qua những công việc hàng ngày như vậy, tình cảm người cùng thôn, cùng bản càng bền chặt.
Một trong những nét đặc sắc văn hóa của người Cờ Lao đỏ tại Túng Sán chính là âm nhạc. Theo Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoàng Su Phì Trần Chí Nhân, người dân nơi đây được thừa hưởng và đang lưu giữ một kho tàng âm nhạc dân gian đồ sộ gồm những bài hát dân ca được lưu truyền miệng trong cộng đồng người Cờ Lao. Khác với các dân tộc khác (dân ca chủ yếu được lưu truyền qua các thầy cúng), đối với dân tộc Cờ Lao, dân ca chủ yếu được lưu truyền qua các nghệ nhân dân gian hoặc các bậc cao niên.
Giai điệu và nội dung âm nhạc của người Cờ Lao xã Túng Sán tương đối đa dạng và phong phú; đề cập đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó nhiều nhất là những bài hát về tình yêu đôi lứa, hát giao duyên. Tuỳ theo từng hoàn cảnh, các nghệ nhân dân gian hát những bài hát có nội dung và giai điệu khác nhau. Ngoài ra, âm nhạc cũng được dùng trong đám cưới, hội hè, cúng tế hoặc tang ma và sử dụng cùng các nhạc cụ như: kèn, trống, chiêng, kèn lá, tù và...
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều quyết định, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc Cờ Lao nói riêng đã được ban hành. Đơn cử như Quyết định 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao". Ngoài ra, còn nhiều quyết định, đề án khác đã đầu tư mở mới đường giao thông nội vùng, từ trung tâm UBND xã Túng Sán đi các thôn; hỗ trợ lắp ráp trạm truyền thanh không dây; hỗ trợ mua radio cho các hộ dân tộc Cờ Lao; tập huấn công tác khuyến nông, kỹ thuật, trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây dược liệu, thảo quả...; hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình nuôi dê sinh sản cho dân tộc Cờ Lao xã Túng Sán…
Theo Trưởng phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì Bùi Thanh Hưởng, những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều chính sách được triển khai nhằm hỗ trợ sinh kế, giúp đồng bào dân tộc Cờ Lao phát triển kinh tế, đồng thời bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Đồng bào đã được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua giống gia súc, gia cầm, vật nuôi, mua giống cây trồng và tạo các điều kiện khác để phát triển kinh tế; hỗ trợ cải tạo các cơ sở hạ tầng như điện - đường - trường - trạm; hỗ trợ các cháu học sinh được học tập, được tầm soát về y tế, chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt là chính sách bảo tồn, khôi phục các lễ hội truyền thống của người Cờ Lao.
Trong thời gian tới, thực hiện các nghị quyết, chương trình, đề án của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, ngành chức năng tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan để triển khai các chính sách, hỗ trợ đồng bào kinh phí, tiếp cận các gói tín dụng để phát triển kinh tế, xây dựng những mô hình sản xuất hiệu quả, cải thiện đời sống.
Đối với vấn đề văn hóa, xã hội, huyện sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ về y tế, dân số, hỗ trợ học sinh đi học và duy trì, thực hiện tốt chính sách bảo tồn các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào Cờ Lao gắn với phát triển du lịch, ông Bùi Thanh Hưởng cho biết thêm.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương, nhiều chương trình, chính sách… hỗ trợ đồng bào dân tộc đã được triển khai, từ đó giúp bà con nơi đây ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Đồng thời cũng thông qua các gói hỗ trợ, sự tận tâm, tận tình, sự nỗ lực của những người làm công tác văn hóa, dân tộc, mà việc gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa của đồng bào Cờ Lao nói riêng, các dân tộc nói chung, được thường xuyên quan tâm triển khai.
Đem 6 tráp cưới, 10 cây vàng và 1 sổ đỏ sang hỏi cưới
Loạt ảnh lễ vu quy của cô dâu Lai Nguyệt Xuân (SN 2002, quê Cần Thơ) và chú rể Ngô Ngọc Duy (SN 1992, Cần Thơ) được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội gần đây.
Hình ảnh cô dâu xinh đẹp đeo vàng trĩu cổ, trĩu tay thu hút sự quan tâm đặc biệt. Bên dưới loạt ảnh, hội chị em thi nhau để lại bình luận “xin vía” lấy chồng cũng nhận được nhiều vàng như vậy.
Trao đổi với PV VietNamNet, chú rể Ngô Duy cho hay, đám cưới của họ được tổ chức tại nhà gái vào ngày 13/10. Đám cưới tại nhà trai được tổ chức sau đó một ngày.
“Ngày 13/10, mình đem 6 tráp cưới, 10 cây vàng, 1 cặp nhẫn hột xoàn, 1 sổ đỏ sang nhà hỏi cưới cô dâu. Đó là sính lễ do bố mẹ mình chuẩn bị”, Ngô Duy chia sẻ.
Ngoài ra, trong lễ vu quy, cô dâu chú rể được nhà gái trao tặng 3 cây vàng và 1 sổ đỏ. Những món quà cưới từ hai bên gia đình khiến vợ chồng Ngô Duy rất bất ngờ và hạnh phúc.
Chú rể Cần Thơ cho biết, gia đình nhà trai hiện kinh doanh nhà nghỉ và salon xe hơi, nhà gái cũng làm nghề buôn bán. Vợ chồng Ngô Duy hiện kinh doanh tiệm cà phê.
Xúc động nghẹn ngào khi được bố mẹ tổ chức đám cưới linh đình
Nói về cảm xúc khi nhận được quà cưới giá trị từ hai bên gia đình, Duy chia sẻ: “So với niềm vui khi được tặng quà, niềm vui được bố mẹ hai bên đồng ý cho yêu, cho cưới của tụi mình nhiều gấp 10 lần”.
Bởi lẽ, cặp đôi Cần Thơ thuộc giới LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới). Nguyệt Xuân là đồng tính nữ, còn Ngô Duy là chuyển giới từ nữ sang nam.
Trước khi gặp gỡ và nên duyên, cặp đôi đều đã trải qua hành trình dài đấu tranh để được sống thật với giới tính, cảm xúc của mình.
Ngô Duy là con út trong gia đình, bên trên là 4 người anh trai. Bố mẹ Duy từng rất vui mừng, hạnh phúc khi sinh được một cô con gái.
“Bố mẹ đặt tên mình là Ngô Ngọc Duy – một cái tên đầy nam tính. Và như điềm báo, sau này mình cũng muốn được làm con trai”, Duy tâm sự.
Cách đây 6 năm, Duy cắt tóc, ăn mặc như nam giới. Bố mẹ anh một phen sốc nặng, mẹ anh khóc suốt 1 tháng liền.
Sau này, nhờ các anh trai tác động, bản thân lại tự lập trong công việc và cuộc sống, Ngô Duy dần thành công trong việc thuyết phục bố mẹ chấp nhận giới tính thật.
“Lúc quen Xuân, mình vừa chia tay mối tình 5 năm do nhà gái cấm cản. Lúc đó mình buồn khổ, thất vọng lại vừa mở quán cà phê, cả công việc lẫn tâm trạng đều ngổn ngang. Xuân đến bên cạnh chăm lo cho mình, hỗ trợ mình mọi thứ và hai đứa rung động trước nhau”, Ngô Duy tâm sự.
Xinh đẹp là ấn tượng ban đầu của Duy về Xuân. Sau này, chính sự đảm đang, tháo vát và tình cảm chân thành của cô khiến Duy cảm động, muốn cùng cô xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Chuyện tình cảm của cặp đôi may mắn được hai bên gia đình chấp nhận. Càng vui mừng hơn, họ được hai bên bố mẹ cho phép tổ chức đám cưới, đường hoàng về chung một nhà.
Cách đây 5 tháng, Nguyệt Xuân – Ngô Duy cùng hai bên gia đình tất bật chuẩn bị cho ngày vui. Đám cưới được tổ chức theo đúng các nghi thức truyền thống của người Việt, từ dạm ngõ, ăn hỏi cho đến tổ chức tiệc chính.
Bố mẹ Ngô Duy vui vẻ chuẩn bị sính lễ cho con trai, bố mẹ Nguyệt Xuân cũng hạnh phúc chuẩn bị của hồi môn cho con gái. Mỗi bên chuẩn bị 40 mâm tiệc cưới mời anh em họ hàng, bạn bè, hàng xóm đến chung vui.
“Khoảnh khắc khiến mình cảm động nhất trong ngày cưới là bố mẹ hai bên cầm tay các con, dặn dò tụi mình phải yêu thương, sống hạnh phúc bên nhau. Bố mẹ sẵn sàng bỏ qua những lời dị nghị để chúng mình có một đám cưới đúng nghĩa như các cặp đôi khác”, Duy chia sẻ.