Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Hoàng kim thời đại[1] (tiếng Trung: 黃金時代, tiếng Anh: The golden era) là một phim truyện ký do Hứa An Hoa đạo diễn, xuất phẩm ngày 01 tháng 10 năm 2014 tại Hoa lục và 13 tháng 02 năm 2015 tại Đài Loan.[2]
Ngữ cảnh Hoàng kim thời đại từ lâu được giới điện ảnh Hoa ngữ coi là sự mô tả con người và lối sống Thượng Hải thập niên 1930[3] (上海黃金時代), khi thành thị này là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Á châu (đương thời được Phan Bội Châu tiên sinh mệnh danh Âu phong Á vũ), cũng là chốn xa hoa vào bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, nhan đề phim còn phiếm chỉ giai đoạn khai phóng và phát triển vô cùng sôi động của phong trào văn bút cánh tả, mà chủ soái là văn hào Lỗ Tấn.[4][5][6]
Truyện phim dàn dựng theo thi pháp tường thuật phi tuyến tính, xoay quanh đời lưu lạc của nữ văn sĩ Tiêu Hồng. Lối sống và tính cách cô được thể hiện dưới dòng hồi tưởng của các bạn văn cùng thời.
Bối cảnh thập niên 1930-40 vẫn thường được gọi hoàng kim thời đại của văn nghệ Trung Hoa đại lục thế kỷ XX, mà trung tâm của nó lại không phải Bắc Bình, Nam Kinh mà là Thượng Hải. Tuy nhiên giai đoạn đó, ngay đến Quách Mạt Nhược cũng không phải tác gia nổi trội giữa rừng văn nghệ sĩ như Lỗ Tấn, Tiêu Hồng, Tiêu Quân, Đoan Mộc Hống Lương, Đinh Linh, Lạc Tân Cơ, Nhiếp Cám Nỗ, Thư Quần, La Phong, Tương Tích Kim, Hồ Phong, Châu Kình Văn, Mao Thuẫn, Vu Nghị Phu, Ngải Thanh, Bạch Lãng... hay thậm chí Kim Kiếm Khiếu.
Thời này Thượng Hải là thương cảng hưởng quy chế đặc thù nhất ở Á châu. Thành phố chia thành nhiều tô giới mà mỗi khu như vậy do một nước quản lí, trừ Phố Đông tạm được coi là chung vì làm trung tâm tài chính. Sự phân liệt này khiến Thượng Hải có thời kì thăng hoa rực rỡ về toàn diện, dù xưa kia chỉ là cái xóm chài xơ xác, đồng thời nó hội tụ về toàn tinh hoa văn nghệ Á châu. Đương thời Thượng Hải chia ra rất nhiều văn phái, nhưng mạnh nhất là Tả dực tác gia liên minh (chính là tổ chức văn nghệ có ảnh hưởng sâu sắc đối với Tự Lực văn đoàn ở Đông Dương) do Lỗ Tấn tiên sinh làm thống soái (hội trưởng danh dự), còn có một nhánh phụ là Đông Bắc tác gia quần do Tiêu Quân chủ trương - gồm những tác gia quê ở Mãn Châu tự coi là lưu vong sau khi đất nước bị Nhật thuộc, quyết tâm kháng chiến bằng ngòi bút.
Các tổ chức văn học này vừa cộng tác vừa tương tranh rất quyết liệt trên báo chí, văn đàn và cả... tiệm cà phê lẫn phòng hút, thậm chí có lúc gây thành ẩu đả không khác gì phường du đãng. Tuy nhiên dù yêu hay ghét nhau tới mấy, họ đều suy tôn văn hào Lỗ Tấn làm lĩnh tụ, dù hồi này ông đã bớt sáng tác đi nhiều. Trong khoảng chục năm cuối đời, Lỗ Tấn là nhân vật duy nhất đủ tư cách đứng ra giải quyết mọi ơn cừu trên văn đàn Thượng Hải. Trong hồi kí, Tiêu Hồng kể lại tâm sự của Lỗ Tấn tiên sinh như sau : "Bà Hứa nhà tôi có tội tình gì mà họ cũng lôi vào truyện tranh chấp giữa các nhà văn với nhau, rồi thì truyện bé xé ra to, đơm đặt đủ điều. Họ làm thế là vì động cơ gì ?". Quả thật vì thế nên ông nghiện thuốc lá rất nặng và ra đi năm 1936 vì bệnh lao.
Sinh thời, lúc biết truyện Tiêu Quân thường hành hung Tiêu Hồng, Lỗ Tấn khuyên Tiêu Hồng nên lánh sang Nhật ít bữa. Bẵng đi một thời gian, lúc cô vẫn đang ở Nhật, hay tin Lỗ Tấn tiên sinh đã từ trần. Tròn một năm sau khi vị thống soái văn nghệ mất, chiến tranh Tùng Hỗ sảy ra khiến Thượng Hải không sao hồi phục được nữa, phong trào văn học cánh tả cũng vì thế mà... gãy cánh : Một số đi xuống miền Nam (Hương Cảng) hoặc sang Sài Gòn và Pháp, số khác nhảy tầu lên Diên An.
Phim được thực hiện chủ yếu tại Cáp Nhĩ Tân, Vũ Hán, Thượng Hải, Sơn Tây, Bắc Kinh, Thanh Đảo từ ngày 12 tháng 12 năm 2012 đến tháng 05 năm 2013[7].
Trong những năm chuyên chính vô sản thời Mao chủ tịch, văn nghệ Thượng Hải ít được nhắc, ngoại trừ một vài tác gia hoặc vở diễn có xu hướng hợp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Phải đến cuối thập niên 1990, dòng văn nghệ này mới có cơ phục sinh trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình. Vì thế, nhóm điện ảnh Hứa An Hoa thực hiện bộ phim Hoàng kim thời đại để vinh danh các cá nhân làm nên dòng văn chương có một không hai này tại Hoa lục.[8]
Ngay sau khi đóng máy, phim được chọn trình chiếu tại Liên hoan phim Venezia[9] LXXI và Liên hoan phim quốc tế Toronto[10] 2014, đồng thời được đại diện Hồng Kông đi tranh giải Oscar phim ngoại ngữ xuất sắc nhất[11].
Nữ đạo diễn Hứa An Hoa được trao thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất tại đồng thời Liên hoan phim Kim Mã và Giải Điện ảnh Á châu. Tại Giải Điện ảnh Kim Tượng XXXIV, phim được thưởng 3 hạng mục Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Nhiếp ảnh xuất sắc nhất[12].
Đây là tên dùng để gọi một nhóm vật dụng, chữ Hán tự ghi là bài, nghĩa là “cái bảng, mảnh ván đề chữ làm dấu hiệu để yết thị; chiếc thẻ dùng để làm tin”. Từ tên chung là thẻ bài, tùy theo chất liệu làm nên chiếc thẻ mà có sự phân biệt là: kim bài (bài bằng vàng), ngân bài (bài bằng bạc), mộc bài (bài bằng gỗ), thạch bài (bài bằng đá)...; hay tùy theo công năng của từng chiếc thẻ mà gọi là: bội bài (bài để đeo), tín bài (bài làm tín vật), lệnh bài (bài giao việc)...
Những thẻ bài này là vật dụng đặc biệt, dùng để ghi công hay để phân biệt danh tính, phẩm hàm, địa vị, chức phận của các hạng quý tộc, quan binh thời Nguyễn. Theo khảo cứu của Đặng Ngọc Oánh trong bài Les distintions honorifiques annamites (B.A.V.H. No.4/1915) và của L. Sogny trong bài Les plaquettes des dignitaires et des mandarins à la Cour d’Annam (B.A.V.H. No.3/1926), thẻ bài gồm hai loại: một loại là những huân chương, huy chương để tưởng thưởng công trạng hay huy chương danh dự của triều đình ban tặng cho các bậc vương công, đại thần, binh sĩ và cả những người nước ngoài phụng sự cho triều Nguyễn. Loại kia là những “phục trang” đặc biệt để phân biệt địa vị, phẩm hàm của những hạng người khác nhau trong xã hội. Ngoài ra, còn có những chiếc thẻ bài có giá trị như giấy thông hành, dùng để ra vào nơi cung cấm, hay được dùng như giấy ủy nhiệm của quan lại cấp trên giao việc cho thuộc hạ.
Khởi thủy, vua Gia Long (1802 - 1820) cấp cho các quan trong Cơ Mật Viện một ngân bài (bài bằng bạc) để ra vào Đại Nội. Năm 1834, vua Minh Mạng (1820 - 1841) bắt đầu cho làm các thẻ bài bằng vàng, gọi là kim bài, có đề 4 chữ Hán: Cơ Mật Đại Thần để ban cho các quan lại cao cấp được sung vào Cơ Mật Viện. Tùy theo chức tước và phận sự, các thẻ bài do triều Nguyễn ban tặng cho các quan được làm bằng vàng, bằng bạc mạ vàng hay bằng bạc. Từ năm Thành Thái thứ 16 (1906) trở đi, quan lại văn võ từ hàm thất phẩm trở lên nhận thẻ bài làm bằng ngà, từ thất phẩm trở xuống nhận thẻ bài làm bằng sừng trâu. Bài của quân lính phục vụ trong Đại Nội thì làm bằng chì, sau đổi làm bằng gỗ mun.(*)
Quý nhất trong các loại thẻ bài chính là các kim bài của các bậc đế hậu hay quý tộc cao cấp. Đây là những món đồ trang sức của vua chúa, đồng thời cũng là vật thể hiện địa vị và đẳng cấp của người sở hữu chúng. Ngoài kim bài,vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa và các vương tôn còn đeo kim khánh và ngọc khánh. Nhà vua còn dùng kim bài, kim khánh và ngọc khánh như vật phong tặng, quà kỷ niệm hay vật ân thưởng cho quý tộc và quan lại cao cấp trong những dịp đặc biệt.
Kim bài của các vua triều Nguyễn thường có hình chữ nhật (8,5cm x 5cm), có 4 chữ Hán Thái bình thiên tử bằng vàng chạm nỗi và nạm 10 viên kim cương. Ngoài ra còn có loại kim bài hạng hai, khắc 4 chữ Hán Đại bang duy bình bằng vàng chạm nỗi và nạm 10 hồng ngọc, xung quanh có viền hoa văn hình lưỡng long khắc chìm.
Kim khánh làm bằng vàng có đính các hạt trân châu, mã não, là thứ huy chương quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, kim khánh chỉ dành riêng cho các thành viên hoàng gia và các quan lại có hàm đại học sĩ. Dưới triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883) kim khánh gồm hai hạng: đại kim khánh và kim khánh. Từ năm 1885 triều đình đổi thành bốn hạng: đại kim khánh có đề 4 chữ Hán Báo nghĩa thù huân; trung kim khánh (hình dáng như đại kim khánh như nhẹ hơn); kim khánh có đề 4 chữ Hán Sanh thiện thượng công và tiểu kim khánh có đề 4 chữ Hán Lao năng khả tưởng. Mặt sau các kim khánh thường khắc ghi niên hiệu của triều vua cho chế tác và ban tặng kim khánh. Năm Thành Thái thứ 2 (1900), triều đình bỏ hạng trung kim khánh và thiết lập hệ thống kim khánh mới gồm ba hạng: nhất hạng kim khánh, nhị hạng kim khánh và tam hạng kim khánh dùng để trao trặng cho quần thần và cho cả người Pháp. Mặt sau các kim khánh này có khắc các chữ Hán Đại Nam hoàng đế sắc tứ. Đến triều Khải Định (1916 - 1925), kim khánh làm bằng vàng, có đề 4 chữ Khải Định ân tứ, được đựng trong một hộp bạc, chạm trỗ hoa văn lưỡng long triều nhật, chính giữa mặt trong có một ô hình trái xoan đề 4 chữ Hán Khải Định niên tạo và phía dưới có chữ ký nghệ nhân chế tác ở bên trái. Đối với các kim khánh ban cho phái nữ thì xung quanh các Hán tự có trang trí 2 hình chim phụng.(*)
Ngọc khánh có hình dáng tương tự như kim khánh nhưng được làm bằng ngọc quý, chủ yếu làm bằng cẩm thạch. Mặt trước ngọc khánh thường khắc 4 chữ Hán Thụ thiên vĩnh mệnh. Mặt sau khác niên hiệu của vị vua đang trị vì vào thời điểm ngọc khánh được chế tác hay ban tặng.
Việc chế tác các kim bài và kim khánh dưới thời Nguyễn được giao cho Kim ngân tượng cục thực hiện. Kim ngân tượng cục do vua Minh Mạng cho lập vào năm 1834, trực thuộc Sở Nội tạo. Đây là nơi trưng tập các thợ thủ công tài giỏi trong cả nước về nghề kim hoàn. Họ được tuyển vào làm việc ở Kim ngân tượng cục này để chuyên chế tác các vật dụng bằng vàng và bạc, cung ứng cho nhu cầu của hoàng gia và triều đình. Ngoài Kim ngân tượng cục, triều Nguyễn còn cho mở thêm hai tượng cục khác, chuyên chế tác các vật dụng liên quan đến vàng bạc. Đó là Kim mạo tượng ty chuyên chế tạo mũ mão bằng vàng cho vua và hoàng gia và Kim tương tượng ty chuyên chế tạo các vật phẩm có thếp vàng.(*)
Kim bài khắc các chữ An Tĩnh Công rao bán trên eBay.
Vua, hoàng hậu và các thành viên hoàng gia thường mang kim bài, kim khánh, ngọc khánh... trong các dịp thiết đại triều, trong những lễ lạt quan trọng của triều đình và trong các dịp nghinh đón quốc khách. Riêng vua Khải Định, thì ngoài kim bài, kim khánh và ngọc khánh, nhà vua còn đeo thêm các huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh… mà chính phủ Pháp trao tặng, nhất là trong các dịp lễ lạt có sự hiện diện của quan lại mẫu quốc.
165 năm sau ngày nhà Nguyễn cáo chung, phần lớn kim bài, kim khánh, ngọc khánh... của triều Nguyễn đã trở thành cổ vật trong các bảo tàng và sưu tập tư nhân ở nước ngoài. Trong một bài viết mới công bố gần đây, nhà nghiên cứu Philippe Truong (hiện sống ở Pháp) cho biết: Cách nay hai tháng, trên mạng eBay có đưa ra đấu giá một thẻ bài bằng bạc mạ vàng của An Tĩnh Công, giá bán cuối cùng lên đến 1919 euro. Ngoài ra, trong sưu tập huy chương của đại sứ Ý Antonio Benedetto Spada, hiện đang trưng bày tại bảo tàng Légion d’Honneur (Paris), có trưng bày 8 kim bài, 6 ngân bài và một số bài bằng ngà và sừng, kim khánh, ngân khánh, kim bội và kim tiền thời Nguyễn. Trong số đó, đáng chú ý nhất là kim bài khắc 4 chữ Hán Đại bang duy bình của vua Khải Định làm bằng vàng nạm 10 hồng ngọc, viền hoa văn lưỡng long và đại kim khánh bằng vàng có đề bốn chữ Hán Khải Định ân tứ, chứa trong một hộp bạc, khắc hoa văn lưỡng long triều nhật, chính giữa có một ô hình trái xoan đề chữ Khải Định niên tạo và chữ ký của nghệ nhân khắc ở phía dưới bên trái.(*)
Giới khảo cứu và dân chơi cổ ngoạn trong nước hiếm khi có dịp tận mắt chiêm ngưỡng những trân bảo ấy, may mắn lắm cũng chỉ nhìn thấy hình dáng “của hiếm” trong những catalogue in ấn ở ngoại quốc mà thôi. Âu đó cũng là một thiệt thòi cho giới sưu tầm và ưa chuộng cổ vật nước nhà vậy.
(*) Các thông tin này trích từ bài viết “Vài bảo vât nhà Nguyễn tại Âu châu” của nhà nghiên cứu Philippe Truong.