Trẻ đi học mầm non được xem là bước ngoặc mới trong cuộc đời của trẻ. Có rất nhiều bé cảm thấy phấn khích, hào hứng. Nhưng cũng có không ít trẻ lo lắng, sợ hãi, thậm chí khóc ngằn ngặt không chịu đi học. Vì vậy việc bố mẹ thấu hiểu tâm lý và biết cách giúp trẻ mầm non không chịu đi học cảm thấy vui vẻ và nhanh chóng hòa nhập là vô cùng quan trọng. Vậy đó là những cách gì? Cùng Mykingdom tham khảo trong bài viết sau đây.
Trẻ đi học mầm non được xem là bước ngoặc mới trong cuộc đời của trẻ. Có rất nhiều bé cảm thấy phấn khích, hào hứng. Nhưng cũng có không ít trẻ lo lắng, sợ hãi, thậm chí khóc ngằn ngặt không chịu đi học. Vì vậy việc bố mẹ thấu hiểu tâm lý và biết cách giúp trẻ mầm non không chịu đi học cảm thấy vui vẻ và nhanh chóng hòa nhập là vô cùng quan trọng. Vậy đó là những cách gì? Cùng Mykingdom tham khảo trong bài viết sau đây.
Đây cũng là cách được nhiều bố mẹ áp dụng khi trẻ mầm non không chịu đi học. Bố mẹ có thể nán lại trường cùng con, xem món đồ chơi con thích ở trường là gì. Sau đó hãy mượn món đồ chơi này cho bé mang về nhà và hứa mang trả lại vào hôm sau. Nếu sáng hôm sau trẻ vẫn không chịu đi học, bố mẹ hãy nhắc trẻ mang món đồ chơi này trả lại cô giáo. Trẻ sẽ nín khóc và chủ động đến trường ngay.
Đây là cách giúp bố mẹ hiểu được suy nghĩ, mong muốn cũng như lý do vì sao trẻ mầm non không chịu đi học. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy trấn an, vỗ về trẻ rằng mọi chuyện sẽ ổn và việc đi học thật sự thú vị. Ở trường trẻ sẽ được làm quen nhiều bạn bè, thầy cô, tham gia nhiều trò chơi mới mẻ.
Trẻ mới bắt đầu đi học cần có thời gian làm quen và học cách hòa nhập. Do đó, bố mẹ nên kiên nhẫn và tin tưởng con sẽ vượt qua được. Dần dần con sẽ có cảm tình với trường lớp và vui vẻ với việc đi học.
Sau khi thực hiện đủ cách mà bé vẫn khóc lóc, bố mẹ nên cương quyết đưa con đến trường. Không nên vì đau lòng, nuông chiều mà để trẻ ở nhà. Các cô giáo ở trường sẽ có cách giúp con thoải mái và làm quen dần với việc đi học.
Mẫu giáo là môi trường đầu tiên trẻ tiếp xúc khi ra khỏi vòng tay của bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ hãy luôn đồng hành, quan tâm con, đồng thời áp dụng những cách trên khi trẻ mầm non không chịu đi học. Đừng quên theo dõi mục "Cẩm nang" của Mykingdom để tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích khác.
Cuối tuần rồi, tôi dẫn hai con đi nhà sách. Lúc tính tiền, tôi hơi ngạc nhiên với số lượng bút chì hơi nhiều so với bình thường. Đứa nhỏ giải thích với mẹ, trong bộ dạng vừa háo hức vừa tỏ ra hiểu biết: "Tụi con coi trên mạng, người ta nói cho mượn dụng cụ học tập là một trong những cách tốt nhất để kết bạn đó mẹ!".
1. Tôi bật cười trước suy nghĩ rất trẻ con này, nhưng sau đó giật mình nhận ra: mới học cấp hai thôi mà con mình đã sang cái tuổi mà việc "có bạn" là một phần quan trọng trong đời sống rồi. Và nghĩa là tôi lại sắp có thêm một nỗi lo.
Nỗi lo lắng này đến từ những câu chuyện mà tôi thường trao đổi với nhóm phụ huynh và bạn bè cùng thế hệ. Đó là khi chúng tôi cùng tìm bác sĩ tâm lý tư vấn cho người bạn đang có con bị trầm cảm nặng do một thời gian dài bị bạn học "bully" (bắt nạt) mà mẹ không biết, giờ quay sang trách móc đổ lỗi cho mẹ.
Lúc khác, để an ủi chị hàng xóm vừa chết lặng khi nhận ra những vết xước ở cổ tay con không phải là do mèo cào, và con nức nở bảo con không có bạn và không biết làm cách nào để kết bạn.
Hay khi anh đồng nghiệp kể đã bất ngờ lúc nghe con trai lớn khuyên đứa em rớt nguyện vọng một vào một trường chuyên và muốn cố gắng để năm sau được vào học ở đó: "Em cứ học trường này đi, chứ năm sau mà vô là bị tụi nó gọi là "đi cửa sau", em không chịu nổi xì xầm đâu!".
Thỉnh thoảng, chúng tôi còn được nghe câu chuyện về vài đứa trẻ ở một trường quốc tế nổi tiếng nào đó bị xa lánh chỉ vì xài hàng hiệu không cùng loại với những bạn khác, đến mức phải đeo khẩu trang đi học trong nhiều tuần…
2. Phải nói rằng lúc ban đầu chúng tôi, những người làm cha mẹ thuộc thế hệ 7X - 8X, bất ngờ đến mức choáng váng khi đối mặt với vấn đề mới toanh này. Thời chúng tôi, chuyện kết bạn hay giận hờn nhau đơn giản lắm.
Nỗi buồn đến và đi rất nhanh chóng, vô tư và nhẹ nhàng. Chính vì vậy, khi chọn trường cho con, chúng tôi chỉ biết tìm hiểu về chương trình học cũng như cơ sở vật chất của trường mà đâu nghĩ đến chuyện là con phải đối diện với những áp lực tưởng như không đáng có như thế?
Và thế là những buổi cà phê sáng hay ăn trưa vội vàng trước khi lao vào guồng quay công việc lại trở thành những buổi chia sẻ, thảo luận xoay quanh đề tài này.
Nhìn lại chúng tôi thấy hối hận khi cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử cùng mạng xã hội quá sớm và thiếu kiểm soát.
Dành thời gian trực tuyến quá nhiều, dường như con tự tin khi "kết bạn" hay thả biểu tượng cảm xúc trên mạng hơn là bộc lộ những cảm xúc thực của mình. Nó cũng khiến con bị ảnh hưởng bởi vài người có tư tưởng tiêu cực mà cha mẹ không kịp nhận ra.
Bên cạnh đó còn là sự tiếc nuối cho những năm tháng quá tập trung vào việc mưu sinh, để rồi bù đắp bằng việc để con dễ dàng có quá nhiều vật chất. Chúng tôi đã bỏ lỡ những khoảnh khắc chất lượng dành cho con, để tìm hiểu xem con mình đang thực sự cần gì…
Và quan trọng nhất có lẽ chúng tôi đã thương yêu cũng như dạy con chưa đúng cách, để con trẻ biết trân trọng về bản thân, tự tin được là chính mình trong mối quan hệ với người khác? Nếu đúng như vậy, có lẽ giải pháp giúp con nên bắt đầu từ đây chăng?
Bao nhiêu ý tưởng được chia sẻ. Nào là cùng con đăng ký tập một môn thể thao ngoài trời để con tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn và bớt thời gian "coi máy" đi.
Nào là khuyến khích con theo đuổi một sở thích lành mạnh để thêm cơ hội kết bạn với những người cùng đam mê. Nào là đưa con gặp bác sĩ tâm lý để giúp con được tư vấn dưới góc nhìn của một chuyên gia...
Nhưng việc đầu tiên hết cả, chúng tôi sẽ về nhà và ngồi cạnh con.
Ngồi thật lâu, chỉ để con biết rằng con vẫn luôn có người bạn đặc biệt này bên cạnh.
Trước khi tìm cách giúp trẻ đi học vui vẻ, tự tin, bố mẹ nên tìm hiểu lý do vì sao trẻ mầm non không chịu đi học.
Thông thường trẻ từ 3 tuổi sẽ bắt đầu đi học mẫu giáo. Thời gian trước đó bé đã quen với việc ở nhà cùng ông bà, bố mẹ. Bé sẽ khó chấp nhận việc phải xa người thân và sinh hoạt trong một môi trường lạ lẫm. Vì vậy, những ngày đầu tiên đi học, trẻ thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi, thậm chí là khóc lóc ăn vạ để không đến trường.
Nếu bố mẹ thường xuyên nhắc đến sự nghiêm khắc của thầy cô giáo, trẻ sẽ hình thành tâm lý sợ sệt. Bên cạnh đó, trong những ngày đầu tiên đi học, bé thấy cảnh thầy cô răn đe, nhắc nhở các bạn khác cũng khiến bé cảm thấy sợ hãi.
Khi ở nhà trẻ được ông bà, bố mẹ thương yêu, chiều chuộng. Còn khi đi học trẻ phải tự giác, tự phục vụ mọi thứ. Bên cạnh đó môi trường giáo dục ở trường cũng cần có tính kỉ luật nên khi bé làm sai thì có thể bị phạt. Điều này cũng khiến bé không thích việc đến trường.
Trẻ mầm non không chịu đi học cũng có thể xuất phát từ các lý do khách quan ở trường lớp. Chẳng hạn như trẻ bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt... Hay thầy cô khó tính, nghiêm khắt, không biết cách kết nối các bạn nhỏ với nhau. Những điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ sợ đi học.