Những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ phân tranh, quân hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ. Nhưng những người này đều vì tranh giành quyền lợi riêng và không có thực tâm với nhà Hán.
Những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ phân tranh, quân hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ. Nhưng những người này đều vì tranh giành quyền lợi riêng và không có thực tâm với nhà Hán.
Tào Tháo là một trong ba vị quân chủ mạnh mẽ nhất thời Tam Quốc. Ông được đánh giá cao về tài năng chính trị và quân sự. Nhưng ông đã đạt được thành công lớn như thế nào trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc?
Tào Tháo được biết đến với tài thao lược và sự nhạy bén trong chính trị và quân sự. Tuy nhiên, để thống nhất phương Bắc và củng cố quyền lực trong thời kỳ hỗn loạn, ông không chỉ dựa vào bản thân mà còn có sự giúp đỡ của nhiều anh hùng và tài năng khác.
Trong danh tiếng của Tào Tháo, có một kỳ tài hiếm có với nhiều đóng góp lớn. Đó là Tuân Úc, một mưu sĩ và quan lớn trong thời Đông Hán. Ông đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự nghiệp của Tào Tháo.
Trong năm 212, khi Tào Tháo dẫn quân đi đánh Tôn Quyền ở Nhu Tu, ông bất ngờ quyết định không để Tuân Úc ở lại trấn thủ Hứa Xương như thường lệ. Thay vào đó, ông đề xuất cho Hán Hiến Đế phong Tuân Úc làm Quang lộc Đại phu tại huyện Tiêu. Động thái này nhằm mục đích loại bỏ vai trò lãnh đạo của Tuân Úc cũng như tách xa ông ta khỏi kinh đô.
Sau khi nhận nhiệm vụ, Tuân Úc bắt đầu hành trình tới nơi nhậm chức. Tuy nhiên, đến khi đến Thọ Xuân, vị quân sư này bất ngờ mắc bệnh và qua đời một cách bí ẩn ở tuổi 50.
Cái chết đột ngột của nhà tài trí như Tuân Úc đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà sử học. Theo sử gia Trần Thọ trong Tam Quốc chí, Tuân Úc qua đời do căng thẳng. Tuy nhiên, trong Ngụy thị xuân thu của tác giả Tôn Thịnh, cho rằng Tào Tháo đã gửi một hộp thức ăn cho Tuân Úc. Tuy nhiên, khi mở ra thì không có gì bên trong. Sau khi nhận hộp quà trống này, không lâu sau Tuân Úc quyết định tự sát một cách bí ẩn.
Trong thời phong kiến, ngay cả cái chết cũng phân biệt đẳng cấp. Theo Lễ ký: 'Thiên tử chết gọi là băng, vua chư hầu chết gọi là hoàng, đại phu chết gọi là tốt, kẻ sĩ chết gọi là bất lộc, dân thường chết gọi là tử'.
Như vậy, cái chết của một kẻ sĩ được gọi là bất lộc, tức là không còn được hưởng phúc lộc nữa. Tào Tháo đã gửi cho Tuân Úc một chiếc hộp trống, ngụ ý 'bất lộc'. Điều này cũng ý định rằng Tuân Úc sẽ qua đời. Tuân Úc hiểu ý nghĩa của chiếc hộp và cho rằng Tào Tháo muốn giết mình, do đó ông đã tự sát không lâu sau.
Sau khi Tuân Úc qua đời một cách bí ẩn, vào năm 213, Tào Tháo ép Hán Hiến Đế phong mình làm Ngụy Công. Đến năm 216, Tào Tháo tiếp tục ép Hán Hiến Đế ra chiếu phong mình làm Ngụy Vương.
Với sự vắng bóng của Tuân Úc, Tào Tháo dần tiết lộ tham vọng xây dựng đế quốc Tào và ý đồ chiếm đoạt ngôi vị.
Rõ ràng, trong những năm khó khăn lập nghiệp, Tào Tháo và Tuân Úc đều quý trọng lẫn nhau. Nhưng khác với mối quan hệ 'như vợ chồng' của Gia Cát Lượng và Lưu Bị, giữa Tào Tháo và Tuân Úc mặc dù là bạn tri kỷ nhưng không có cùng một mục tiêu.
Tuân Úc tận tâm với triều Hán, trong khi Tào Tháo đã dần từ bỏ lý tưởng ban đầu, sử dụng mối quan hệ với triều Hán như một chiêu bài. Điều này có lẽ là điều mà Tuân Úc không ngờ tới. Sự ra đi đột ngột của Tuân Úc cũng là một bí ẩn khó hiểu.
Công nguyên năm 212, Thượng thư lệnh Tuân Úc biết bản thân đã tận mệnh, ông đã đem hết mật hàm, thư tín bí mật của mình đi đốt hết.
Cho nên về sau, không ai có thể biết được Tuân Úc bấy giờ đã bày ra những kế sách mưu lược thần kì gì, ông chỉ lưu lại cho đời sau một bóng hình vừa mơ hồ lại làm lay động lòng người.
(Trong "Tam Quốc chí" có ghi: Tuân Úc lúc cuối đời, đem thư mật, ghi chép đều đốt hết, vì thế những kế sách mưu lược cơ mật ấy không ai tận mắt trông thấy).
Dù rằng lịch sử lạnh lùng vô tình như sắt thép, nhưng người ghi lại lịch sử lại là con người bình thường có máu thịt. Tuân Úc dù có thể đốt tất cả "Tam quốc cơ mật" của bản thân nhưng cũng khó có thể xóa đi hết mọi dấu vết, có nghĩa là "giang hồ" trong lịch sử vẫn sẽ lưu lại những "truyền thuyết" truyền miệng về ông.
Công nguyên năm 191, việc "mười tám lộ chư hầu thảo phạt Đổng Trác" nổi tiếng khắp nơi, bởi vì các chư hầu đều có mưu tính riêng trong lòng nên sớm đã phân chia, tan rã. Tào Tháo khi ấy muộn phiền không dứt, bởi vì lần này xuất chiến, ông cùng Tôn Kiên chính là kẻ liều lĩnh ngu ngốc nhất.
Đặc biệt là Tào Tháo, vì truy kích Đổng Trác – kẻ đang giam cầm Hán Hiến Đế, khiến Tào Tháo gặp phải phục kích của Từ Dung – thuộc hạ của Đổng Trác.
Binh lính dưới tay Tào Tháo khi ấy tuy có thể tạm đánh được với quân Khăn Vàng nhưng nay gặp phải thiết mã Tây Lương thì làm sao có thể chống đỡ nổi? Bởi thế nên bị đánh đến mức gần như toàn quân bị diệt. Nếu không có Tào Hồng nhường ngựa cho, đi theo bảo vệ ông thì Tào Tháo khi ấy cũng đã mất luôn cái mạng.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.
May mắn là, Tào Tháo được Viên Thiệu giúp đỡ. Lại thêm bản thân ông cùng họ Tào và họ Hạ Hầu chiêu binh mãi mã, kết quả cũng coi như lại có được quân đội của riêng mình, đủ để đi đánh sơn tặc, phá Hung Nô cũng được.
Vì thế sau vài trận chiến, Viên Thiệu để Tào Tháo làm Thái thú Đông quận, coi như để Tào Tháo có địa bàn cho riêng mình.
Nhưng tiếp đến sẽ ra sao? Bản thân Tào Tháo cũng không biết, chẳng lẽ cam lòng mãi mãi dưới trướng làm tiểu đệ của Viên Thiệu hay sao?
Bởi vì chuyện này nên Tào Tháo vô cùng muộn phiền. Mặc dù thời kỳ đó bất kể ai, cứ có sức mạnh thì chính là kẻ đứng đầu một phương, nhưng Tào Tháo vẫn luôn tự hào mình là trung thần nhà Hán, cái ông muốn là khi chết đi trên bia mộ sẽ ghi tên ông là " Hán địch Chinh Tây Tướng quân Tào hầu", chứ nào muốn đeo danh "thảo khấu, giặc cỏ"?
Chính vào lúc này, có người đến trình báo, Tuân Úc đến đầu quân! Tào Tháo vô cùng vui mừng, vội vã triệu gặp, sau khi trò chuyện với ông, Tào Tháo vui vẻ hô lớn: "Trương Lương của ta đến rồi!"
Tuân Úc là người Dĩnh Xuyên, thời niên thiếu đã được ca ngợi là người có tài phò trợ vua. Tuân Úc vốn là thuộc hạ dưới trướng Viên Thiệu, vậy tại sao ông lại đột ngột rời bỏ thế lực Tứ thế Tam công hùng mạnh như Viên Thiệu để đến gia nhập với thế lực yếu ớt, lại có "xuất thân thấp kém, con cháu của hoạn quan" như Tào Tháo?
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo và Tuân Úc trên phim.
Tuy rằng đến nay vẫn không có ai thực sự hiểu được mục đích của Tuân Úc, song từ những chuyện về sau của Tuân Úc, có thể suy ngược lại được nguyên nhân bao gồm hai lý do chính là:
Thứ nhất, Tuân Úc tuy xuất thân là sĩ tộc Dĩnh Xuyên, nhưng lại lấy con gái của Trung thường thị Đường Hoành làm vợ. Đây lại là thời đại mà hoạn quan cùng danh sĩ bất hòa, mâu thuẫn, quan hệ như nước với lửa, việc ông làm chắc chắn sẽ chịu sự khinh bỉ từ những kẻ xuất thân môn phiệt và dòng họ danh giá.
Còn Viên Thiệu lại chính là người tiêu biểu cho sĩ tộc môn phiệt, chính bởi thế nên Tuân Úc cho dù được Viên Thiệu đối xử hậu hĩnh nhưng chắc chắn không được trọng dụng.
Tào Tháo cũng như vậy, ông là hậu duệ của hoạn quan, nhưng lại luôn muốn xóa đi các mác này. Bởi thế nên ông đã giết tên Đại hoạn quan Trương Nhượng, còn kết huynh đệ với Viên Thiệu. Điều này cho thấy ông và Tuân Úc giống nhau, đều có hoàn cảnh rất xấu hổ. Hai người họ có trải nghiệm giống nhau, thấu hiểu cho nhau, nên có thể tụ lại một chỗ hỗ trợ lẫn nhau.
Lý do thứ hai cũng chính là lý do quan trọng nhất, chính là khi Tào Tháo đưa quân thảo phạt Đổng Trác, tuy "ngu ngốc" đến mức suýt mất mạng song cũng chứng minh được ông chính là trung thần của nhà Hán.
Mà lý tưởng trọn đời của Tuân Úc chính là phục hưng địa vị nhà Hán. Ông cùng Tào Tháo có cùng chung lý tưởng, khiến cho Tuân Úc không tiếc rời bỏ Viên Thiệu, chọn phò tá cho Tào Tháo.
Hình ảnh nhân vật Tuân Úc trên phim.
Cũng tức là nói, Tuân Úc cũng giống như Gia Cát Lượng, từ đầu đến cuối luôn là người theo đuổi lý tưởng, là người có thể vì lý tưởng, mục đích của bản thân mà không tiếc hi sinh chính mình. Chỉ khác là Tuân Úc trung thành là tông thất nhà Hán, còn Gia Cát Lượng chọn dòng dõi lưu lạc của nhà Hán là Lưu Bị.
Đây cũng là một trong những đặc trưng thời tam quốc, dù là trong tập đoàn Tào Tháo hay tập đoàn Lưu Bị, cũng đều dựa vào hai vị "theo đuổi chủ nghĩa lý tưởng" này, xây dựng nên căn cơ ban đầu.
Song hai người Lưu Bị và Tào Tháo lại là người theo chủ nghĩa hiện thực, thay đổi biến chất theo lợi ích, cho nên rơi vào hai kết cục khác nhau: Gia Cát Lượng "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi" còn Tuân Úc lại "đốt bỏ tất cả".