Theo dự thảo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch điện này bao trùm các vấn đề trong phát triển của ngành Điện trong hiện tại và tương lai.
Theo dự thảo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch điện này bao trùm các vấn đề trong phát triển của ngành Điện trong hiện tại và tương lai.
Ngày 03/02/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, về quy mô thị trường thương mại điện tử phấn đấu có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; doanh số thương mại điện tử B2C (hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng) tăng 20%/năm.
Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử, kế hoạch đề ra mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%. Chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử.
Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử của tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở phù hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Về tương quan phát triển thương mại điện tử giữa các địa phương, có 50% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.
Đối với ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, có 50% doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng và chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm, chuỗi cửa hàng tiện lợi chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ người tiêu dùng.
Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử đến năm 2025 có 100% cán bộ quản lý nhà nước về thương mại điện tử được đào tạo và tập huấn về pháp lý, kỹ năng thương mại điện tử; 80% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tham gia các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.
Với phương châm “Quy hoạch đi trước mở đường”, thành phố đang tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh để nhanh chóng cụ thể hóa quy hoạch chung, các quy hoạch phân khu chức năng của KKT cửa khẩu, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Quyết định số 942/QĐ-UBND ngày 13/4/2023 của UBND tỉnh "Về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030", định hướng Móng Cái trở thành đô thị loại I trước năm 2030, phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh - thông minh - hiện đại, gắn với đô thị sinh thái biển, biên giới, trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tỉnh Quảng Ninh...
Theo đó, thành phố đang lập, triển khai chương trình phát triển đô thị Móng Cái đến năm 2030. Trong đó thành phố tập trung hoàn thành 100% quy hoạch phân khu chức năng theo điều chỉnh chung KKT Cửa khẩu Móng Cái đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hoàn thành quy hoạch chung các xã, quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 trong năm 2024 làm cơ sở quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng, thu hút đầu tư các dự án về cảng biển, hạ tầng cửa khẩu, công nghiệp công nghệ cao, logistics, phát triển mạnh các ngành mũi nhọn về du lịch, dịch vụ, thương mại XNK, thu hút dân số cơ học, phát huy tiềm năng lợi thế của thành phố ven biên, ven biển.
Thành phố cũng dành nguồn lực lớn đầu tư các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển trên quan điểm đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, thu hút các dự án phát triển kinh tế về cảng biển, các dự án hoàn thiện thiết chế văn hóa đô thị loại I. Thành phố đã huy động các nguồn lực, xây dựng nhiều dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn. Song song với đó là mở rộng không gian đô thị, các khu trung tâm thương mại, dịch vụ, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh, từng bước lấp đầy các quy hoạch phân khu chức năng trong KKT Cửa khẩu Móng Cái; đề xuất trung ương, tỉnh ưu tiên đầu tư nguồn vốn phát triển KKT Cửa khẩu Móng Cái, Khu du lịch quốc gia Trà Cổ, để từng bước xây dựng thành phố trở thành đô thị loại I trước năm 2030.
Từ quy hoạch chung (Quy hoạch chung xây dựng KKT Cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 16/3/2021), thành phố đã xác định lập 9 đồ án quy hoạch phân khu chức năng, trong đó có 5 quy hoạch chung các xã thuộc địa giới hành chính TP Móng Cái làm cơ sở để quản lý đất đai, xây dựng, thu hút đầu tư. Đến nay đã có 4/5 quy hoạch phân khu chức năng được UBND tỉnh phê duyệt, gồm A4.1, D1, A5, A6, đang triển khai lập quy hoạch phân khu A3. Trên cơ sở quy hoạch chung, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung xây dựng các xã được phê duyệt, thành phố quyết liệt chỉ đạo, rà soát thường xuyên đối với các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư; đã tham mưu, ra quyết định/văn bản thu hồi, hủy bỏ quy hoạch/địa điểm nghiên cứu đối với 15 dự án. Đồng thời thực hiện điều chỉnh/thỏa thuận điều chỉnh 22 đồ án để đảm bảo triển khai các bước tiếp theo.
Cùng với đó, thành phố phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 đến năm 2040 đối với 5 xã: Hải Sơn, Bắc Sơn, Hải Đông, Hải Tiến, Quảng Nghĩa. Từ quy hoạch này, các xã đang triển khai quản lý và thực hiện định hướng tổ chức không gian tổng thể, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và định hướng phát triển các khu chức năng, khu sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch và thu hút đầu tư.
Thành phố triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các dự án động lực để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gồm: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 để di chuyển các doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dự án Khu đô thị mới Ninh Dương tại phường Ninh Dương, phường Hải Yên; điều chỉnh nhiệm vụ, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu phức hợp đô thị, công viên cây xanh kết hợp thương mại, dịch vụ tại xã Hải Xuân; quy hoạch chi tiết rút gọn tỷ lệ 1/500 các Trường: Tiểu học Hải Tiến, TH&THCS Vĩnh Trung, THCS Hải Xuân.
Nghị quyết Đại hội XXIV của Đảng bộ thành phố xác định: Tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của thành phố gắn với KKT Cửa khẩu Móng Cái. Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo phương châm “Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” gắn với nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại II, hướng đến xây dựng đạt các tiêu chí đô thị loại I; tập trung hỗ trợ, hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả các dự án hạ tầng động lực có sức lan tỏa, như cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Cảng biển Vạn Ninh và dịch vụ hậu cần sau cảng. Đẩy nhanh hoàn thành, phát huy giá trị các công trình, dự án trọng điểm, các dự án đã, đang và sắp được các nhà đầu tư chiến lược đầu tư; tiếp tục đề xuất các bộ, ngành trung ương đẩy nhanh tiến độ lập, trình duyệt dự án xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới khu vực đầu cầu Bắc Luân II.
Sau hơn 3 năm từ khi điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Cửa khẩu Móng Cái, thành phố đã rà soát, đối chiếu các quy hoạch, xác định triển khai 23 đồ án quy hoạch, dự án tái định cư với diện tích khoảng 113ha, khả năng cung cấp 3.400 ô đất tái định cư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tái định cư phục vụ công tác GPMB đến năm 2030, đồng thời triển khai nhiều dự án hạ tầng động lực cho sự phát triển bền vững.
Với việc nâng cao hiệu quả công tác lập, quản lý quy hoạch, đầu tư hạ tầng cho sự phát triển bền vững, năm 2024 kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục duy trì tốc độ phát triển, tăng so với với năm trước: Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) các ngành kinh tế ước đạt 21.831 tỷ đồng, tăng 26%; tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 7.540 tỷ đồng, tăng 12,04%; thành lập mới 225 doanh nghiệp, tăng 25%; thu hút thêm 732 doanh nghiệp XNK, nâng tổng số 1.312 doanh nghiệp làm thủ tục XNK qua địa bàn; kim ngạch XNK đạt trên 4,1 tỷ USD, tăng 24%; thu hút trên 4,1 triệu lượt du khách, nộp NSNN về dịch vụ du lịch ước đạt gần 200 tỷ đồng, tăng trên 90%; tổng thu NSNN đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 4,1%.
Năm 2024 từ nguồn vốn gần 44 tỷ đồng, thành phố phân bổ cho 136 công trình, dự án đầu tư công, nâng cấp hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Đến nay Móng Cái hoàn thành 20/20 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XXIV cúa Đảng bộ thành phố đề ra, về đích sớm gần 1 năm, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt; tạo niềm tin, lan tỏa mạnh mẽ khát vọng đổi mới - phát triển trong toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố.