Sơ Lược Về Lịch Sử Nhật Bản

Sơ Lược Về Lịch Sử Nhật Bản

Tâm Lý Học PHẬT GIÁO Thích Tâm Thiện Sàigòn, PL: 2542 -1998 ---o0o---

Tâm Lý Học PHẬT GIÁO Thích Tâm Thiện Sàigòn, PL: 2542 -1998 ---o0o---

Hoa Anh – Kauthara ( 1471 – 1611 )

Bàn La Trà Duyệt xứ Kauthara (Hoa Anh ) là người được vua Lê Thnahs Tông phong vương. Bàn Lâ Trà Duyệt bí mật xây dựng lực lượng nhằm khôi phục lại Vijaya. Ông còn sai sứ sâng nhà Minh cầu xin trợ giúp tuy nhiên đã bị bai lộ và bị bắt vào năm 1490. Tiếp đó vua Lê Thánh Tông đưa Jayavarman (Trai Á Ma Phất Am ) lên ngôi xứ Kauthara.

Năm 1578, Lương Văn Chánh, tướng của Nguyễn Hoàng cầm quân tiến đánh Kauthara, hạ thành Hồ, thành kiên cố đồ sộ nhất của Chăm pa, thành nằm tại huyện Phú Hòa, phía Tây thành phố Tuy Hòa ngày nay. đẩy Kauthara về phía Nam đèo Cả, đưa người Việt đến khai khẩn sinh sống từ Nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đà Rằng. Trong khoảng 3 năm cuối thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII, Panduranga từ phía Nam nhiều lần tái chiếm Kauthara, đuổi người Việt ra khỏi vùng đất này.

Năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng cử một viên tướng Chăm là Văn Phong, đánh chiếm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lập ra phủ Phú Yên, sau đổi thành dinh Trấn Biên.

Năm 1653 nhân sự việc vua Chăm Po Nraop quấy phá biên giới phía Nam, chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho tấn công Chăm pa, tiên đến sông Phan Rang, bắt vua Po Nraop đưa ra Huế.

Trên vùng đất của tiểu vương quốc Kauthara, chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra hai phủ là Thái Khang – nay là

Ninh Hòa và Diên Ninh – Nay là Diên Khánh, Nha Trang, Cam Lâm và Cam Ranh. Cũng vào năm 1653 Kauthara đã hoàn toàn bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. kauthara thất thủ. Đền Po Nagar rơi vào taamf kiểm soát của nhà Nguyễn. Vua Chăm quyết định rước tượng Po Nagar về Phan Rang để thờ phụng trong ngôi đền ở Mông Đức gần làng Hữu Đức Phân Rang ngày nay.

Từ 1471 phần đất còn lại của vương quốc Chăm pa hay Chiêm Thành chỉ còn từ đèo Cả ngầy nam trở về phía Nam gồm hai vùng đất Panduranga vầ Kauthara.

Năm 1594 vua Chăm là Po At đã gửi lực lượng sang giúp Sultan xứ Johor tấn công quân Bồ Đầò Nha ở Malaca.

Năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thực hiên Nam tiến đầu tiến trấn giữ Thuận Quảng tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông – Bắc Phú Yên đến Đèo Cả – Bắc Khánh Hòa của Chăm pa lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, giao cho Văn Phong trấn giữ.

Năm 1629, Văn Phong liên kết người Chăm nổi lên chống chúa Nguyễn. Chúa Sãi cử phó tướng Nguyễn Hữu Vinh đem quân dẹp yên và đổ tên phủ Phú Yên thành Dinh Trấn Biên.

Năm 1631, Chúa Nguyễn gả con gái Ngọc Khoa cho vua Chăm là Po Rome. Quan hệ Việt – Chăm trở nên tốt đẹp ( Có sách gọi Ngọc Hoa )

năm 1653 Po Nraop quấy nhiễu ở vùng đất Phú Yên, chuấ Nguyễn Phúc Tần cho 3000 quân sang đánh hạ thành. Po Nraop chạy trốn, sau xin hàng, kauthara rơi vào tay chúa Nguyễn Phúc Tần. Chăm pa chỉ còn lại vùng Panduranga.

Năm 1693 tướng Nguyễn Hữu Cảnh một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Chu tấn công Panduranga, bắt vua Po Sout đưa về Phú Xuân, và đưa em trai của Po Sout là Po Saaktiray Da Patih lên ngôi Vua, Panduranga được đổi thành Thuận Thành Trấn. Vua Chăm pa được gọi lầ Trấn vương cai trị Thuận Thành Trấn với sự giám sát chặt chẽ của quan lại của chúa Nguyễn. Chế độ cai trị này duy trì mãi đến năm 1838 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và đầu triều đại Nhà Nguyễn. Tuy nhiên các đời vua Chăm sau Po Saktiray Da Patih không còn duy trì được ối quan hệ trực tiếp với các chúa Nguyễn và mọi công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận.

“Đạo Phật được truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch.”

Vậy trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.

Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh. Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao Châu là rất sớm, có lẽ từ đầu Công nguyên.

Theo Thiền Uyển Tập Anh(15), một bộ sách quan trọng về các vấn đề lịch sử, tư tưởng, văn học của Phật giáo Việt Nam nói riêng và của dân tộc nói chung, thì Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ, trước cả Trung Quốc.

Những vị cao tăng đầu tiên ở Giao Chỉ được nhắc đến trong sử sách từ cuối thế kỷ II trở đi, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo đã được truyền bá sang đây nhiều năm trước từ những nhà sư Ấn Độ. Sự phát triển của Phật giáo ở Giao Chỉ bắt đầu từ sớm và mạnh mẽ, tạo nên một sự ảnh hưởng văn hóa lớn đối với người dân bản địa sau này. Thực tế, vào thời Mâu Tử, Luy Lâu là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất Trung Quốc. Hai nơi còn lại là Lạc Dương và Bành Thành. Lạc Dương nổi lên là trung tâm Phật giáo trong thời Hán Minh Đế (58-75) khi ông cho một đoàn đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật đem truyền bá vào Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng trung tâm Lạc Dương xuất phát từ trung tâm Bành Thành và trung tâm Bành Thành chịu ảnh hưởng từ Luy Lâu.

Trước đó, Phật giáo đã xuất hiện ở Trung Quốc từ trước Công nguyên nhưng vẫn còn rời rạc và nhỏ lẻ, đến thời Hán Minh Đế mới được cắm rễ thực sự. Nhiều học giả cho rằng đạo Phật trước thời Hán Minh Đế và cả sau này truyền bá sang Trung Quốc bằng đường biển, điều đó khiến cho việc Luy Lâu được tiếp xúc với Phật giáo Ấn Độ sớm hơn là điều dễ hiểu. Mâu Tử học Phật ở Luy Lâu càng chứng tỏ Luy Lâu phải có hệ thống Phật giáo phát triển từ trước đó. Trong Lý Hoặc Luận, Mâu Tử đã miêu tả về thói hư tật xấu của tăng đoàn Giao Chỉ, trong thời gian đó nhà Hán vẫn chưa có tăng đoàn và suốt thời Hán vẫn chưa cho phép người Trung Quốc chính thức xuất gia Quy y Tam bảo. Mặc dù chưa có ghi chép chính thức về những người đầu tiên mang Phật giáo vào Việt Nam, nhưng sự xuất hiện của các tăng sĩ Ấn Độ vẫn được đề cập đến, trong đó nổi bật là Ma Ha Kỳ Vực và Khâu Đà La đến Giao Chỉ trong khoảng 169-189 và Chi Cương Lương ở đây dịch kinh vào các năm 255-256. Một trong những vị tăng gốc Giao Chỉ nổi tiếng đầu tiên là Khương Tăng Hội, người vẫn còn đang tranh cãi liệu có phải là tổ của Thiền tông Việt Nam hay không. Khương Tăng Hội có cha mẹ là người nước Khương Cư (Uzbekistan), đến Giao Chỉ buôn bán và sinh ra ông ở đây. Ông lớn lên và xuất gia ở Giao Chỉ, đến năm 247, thì đến kinh đô Kiến Nghiệp của Ngô và truyền đạo ở đây. Khương Tăng Hội có nhiều trước tác và bản dịch về Phật giáo nổi tiếng và có giá trị đến sau này.

Căn cứ vào các tài liệu như Hậu Hán Thư trong đó có câu chuyện Sở Vương Anh theo Phật giáo, sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử viết tại Việt Nam vào hạ bán thế kỷ thứ hai, kinh Tứ Thập Nhị Chương và một số tài liệu khác, cho ta thấy rằng trong đời Hậu Hán (thế kỷ thứ nhất và thứ hai) ngoài hai trung tâm Phật giáo ở Trung Hoa, còn có một trung tâm Phật giáo rất quan trọng khác ở Giao Chỉ (tức Việt Nam), lúc bấy giờ đang nội thuộc Trung Quốc.

Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc trong thời đại mới

Cho đến nay, trung tâm Phật giáo Luy Lâu vẫn là đề tài nóng khá lôi cuốn đối với người tìm hiểu Phật giáo Việt Nam.

3. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb.Thuận Hóa, 1999, trang 36.

4. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb.Thuận Hóa, 1999, trang 38-45.

5. Lê Mạnh Thát. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, Nxb.Thuận Hóa, 1999, trang 61-70.

6. Theo Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, in lần thứ 3, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1992

7. Trần Văn Giàu. Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám. Sđd., t.1, tr.57.

8. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Đại cương lịch sử Việt Nam, t.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 60.

9. Xem: Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. Đại cương lịch sử Việt Nam, t.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr. 60.

9. Đại Việt sử ký toàn thư, t.1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.155.

10. Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993, tr.87.

11. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd., t.1, tr.164.

12. Trần Văn Giàu. Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám. Sđd., t.1, tr.61.

13. Nguyễn Tài Thư (chủ biên). Lịch sử tư tưởng Việt Nam, t.1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.81.

14. Tác phẩm bằng chữ Hán, trước đây thường được xem là khuyết danh, nhưng theo học giả Lê Mạnh Thát thì có thể là do Thiền sư Kim Sơn soạn, niên soạn là năm Đinh Sửu Khai Hựu (1337). Tham khảo Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh của Lê Mạnh Thát, Nxb. TPHCM, 1999.

15. Hồ Thích Luận Học Cận Trước, Thượng Hải, 1935

Ban TTTT GHPGVN huyện Bình Chánh