Tình Hình Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam 2022 Đến Nay

Tình Hình Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam 2022 Đến Nay

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2022 ước đạt 5,18 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 3%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%; giá trị xuất khẩu muối ước đạt 2,7 triệu USD, tăng 78,8%.

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2022 ước đạt 5,18 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 3%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%; giá trị xuất khẩu muối ước đạt 2,7 triệu USD, tăng 78,8%.

Cơ hội cho ngành Nông sản trên sàn Thương mại điện tử 2021

Hiện nay, việc chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang được đẩy mạnh. Do đó, khi tham gia vào các sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều cơ hội. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ không cần chủ động tìm kiếm khách hàng vì đã có một lượng khách hàng luôn sẵn sàng mua sản phẩm trên các trang TMĐT. Tại Việt Nam, các sản phẩm lên sàn TMĐT trong nước đều được Cục xúc Tiến Thương Mại hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.

Thứ hai, việc thu hút khách hàng đến mua sản phẩm đơn giản hơn vì các sàn TMĐT hiện nay có nhiều tính năng đa dạng như livestream (một hình thức quay video trực tuyến nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng), quảng cáo từ khóa trên trang (tính năng nhằm tăng thứ hạng gian hàng trên sàn), gian hàng trực tuyến (nơi trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp)… và dưới sự hỗ trợ và tư vấn từ phía nhân viên của sàn. Để kinh doanh nông sản thành công trên sàn TMĐT đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư vào hình ảnh, thông tin sản phẩm trên trang và trải nghiệm khách hàng tốt để tạo uy tín cho thương hiệu.

Đọc bản PREVIEW ở LINK dưới và đăng ký nhận FULL EBOOK tại: https://forms.gle/9LaJxmy621CizTna6

Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản năm 2023 như sau:

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 5,19 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2023 đạt 53,001 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 27,14 tỷ USD, tăng 18,8%; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 515 triệu USD, tăng 26,2%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 8,98 tỷ USD, giảm 17,8%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 14,39 tỷ USD, giảm 15,8%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,96 tỷ USD, giảm 17,6%; Giá trị xuất khẩu muối đạt 5,9 triệu USD, tăng 22,1%.

Bảng 1. Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trong năm 2023, châu Á (thị phần 49,2%), châu Mỹ (thị phần 22,8%) và châu Âu (thị phần 10,1%) là các khu vực tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Hai khu vực còn lại gồm châu Phi (chiếm 2,1%) và châu Đại Dương (chiếm 1,5%)3 có thị phần tương đối nhỏ. Ước tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 của Việt Nam tới các thị trường chính thuộc khu vực châu Á đạt 25,91 tỷ USD, tăng 7%; châu Mỹ đạt gần 12 tỷ USD, giảm 15,9%; châu Âu đạt 5,34 tỷ USD, giảm 12,2%; châu Phi đạt 1,09 tỷ USD, tăng 27,3%; và châu Đại Dương đạt 791 triệu USD, giảm 12,6%.

Bảng 2. Tình hình xuất khẩu theo châu lục năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23,1% và tăng trưởng 17% so với năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, giảm 16%; và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,4%, giảm 8,7%.

Bảng 3. Giá trị và thị phần 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:

- Cà phê: Xuất khẩu cà phê trong tháng 12 ước đạt 190 nghìn tấn với giá trị đạt 538 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê năm 2023 đạt 1,61 triệu tấn và 4,18 tỷ USD, giảm 9,6% về khối lượng nhưng tăng 3,1% về giá trị so với năm 2022.

- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 11 năm 2023 ước đạt 250 nghìn tấn với giá trị đạt 343 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2023 đạt 1,87 triệu tấn và 2,51 tỷ USD, giảm 0,2% về khối lượng và giảm 14,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12 ước đạt 15 nghìn tấn với giá trị đạt 26 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè năm 2023 đạt 121 nghìn tấn và 211 triệu USD, giảm 16,9% về khối lượng và giảm 10,9% về giá trị so với năm 2022.

- Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12 ước đạt 650 nghìn tấn với giá trị 445 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo năm 2023 đạt 8,29 triệu tấn và 4,78 tỷ USD, tăng 16,7% về khối lượng và tăng 38,4% về giá trị so với năm 2022.

- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 12 ước đạt 491 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả năm 2023 đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2022.

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 12 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị 327 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều năm 2023 đạt 641 nghìn tấn và 3,63 tỷ USD, tăng 23,4% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với năm 2022.

- Hạt tiêu: Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 12 năm 2023 ước đạt 21 nghìn tấn với giá trị 79 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu năm 2023 đạt 267 nghìn tấn và 912 triệu USD, tăng 16,6% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với năm 2022.

- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 12 năm 2023 ước đạt 290 nghìn tấn với giá trị 141 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2023 đạt 2,96 triệu tấn và 1,3 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và giảm 7,3% về giá trị so với năm 2022.

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 12 ước đạt 60 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 515 triệu USD, tăng 26,2% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 132 triệu USD, tăng 24,1%; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 157 triệu USD, tăng 36,3%.

- Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 12 ước đạt 750 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2023 đạt 8,98 tỷ USD, giảm 17,8% so với năm 2022.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 12 ước đạt 1,25 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2023 đạt 13,37 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2022.

Bảng 4. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt gần 4 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2023 đạt 40,94 tỷ USD, giảm 9,6% so với năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 25,22 tỷ USD, giảm 8,3%; Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 3,53 tỷ USD, giảm 4,4%; Giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 2,61 tỷ USD, giảm 4,1%; Giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 2,25 tỷ USD, giảm 27,5%; Giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 7,28 tỷ USD, giảm 11,1%; Giá trị nhập khẩu muối đạt 45,2 triệu USD, giảm 13,6%.

Bảng 5. Giá trị nhập khẩu theo nhóm sản phẩm năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trong năm 2023, Việt Nam nhập khẩu nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á (thị phần 28,2%); châu Mỹ (thị phần 22,8%); châu Đại Dương (chiếm 6,9%); châu Phi (chiếm 4,6%) và châu Âu (chiếm 4,2%)4. Ước giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 của Việt Nam từ các thị trường chính thuộc khu vực châu Á đạt 11,55 tỷ USD, giảm 14,9%; châu Mỹ đạt 9,33 tỷ USD, giảm 16,8%; châu Đại Dương đạt 2,84 tỷ USD, giảm 12,2%; châu Phi đạt 1,88 tỷ USD, tăng 37,5%; châu Âu đạt 1,7 tỷ USD, giảm 14,6%.

Bảng 6. Giá trị nhập khẩu theo châu lục năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong năm 2023. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm 8,4% (giảm 9,8% so với năm 2022); Braxin chiếm 7,8% (giảm 1,9%) và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 7,7% (giảm 14%).

Bảng 7. Giá trị và thị phần 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất năm 2023

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:

- Đậu tương: Khối lượng nhập khẩu đậu tương tháng 12 ước đạt 310 nghìn tấn với giá trị ước đạt 186 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương năm 2023 đạt 1,97 triệu tấn và 1,24 tỷ USD, tăng 6,9% về khối lượng nhưng giảm 3,2% về giá trị so với năm 2022.

- Lúa mì: Ước nhập khẩu lúa mì tháng 12 đạt 1,1 triệu tấn với giá trị nhập khẩu đạt 303 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì năm 2023 đạt 5,09 triệu tấn và 1,67 tỷ USD, tăng 30,2% về khối lượng và tăng 10,9% về giá trị so với năm 2022.

- Ngô: Khối lượng ngô nhập khẩu tháng 12 ước đạt 1,4 triệu tấn với giá trị đạt 362 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô năm 2023 đạt 9,76 triệu tấn và 2,88 tỷ USD, tăng 1,6% về khối lượng nhưng giảm 13,7% về giá trị so với năm 2022.

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu tháng 12 ước đạt 100 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 105 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều năm 2023 đạt 2,76 triệu tấn và 3,18 tỷ USD, tăng 45,7% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với năm 2022.

- Cao su: Khối lượng nhập khẩu cao su tháng 12 ước đạt 210 nghìn tấn với giá trị ước đạt 256 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su năm 2023 đạt 1,76 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, giảm 21,1% về khối lượng và giảm 28,4% về giá trị so với năm 2022.

- Rau quả: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 12 năm 2023 đạt 170 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng rau quả năm 2023 đạt 1,96 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2022.

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2023 ước đạt 330 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 3,53 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 1,17 tỷ USD, giảm 6,6%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,51 tỷ USD, giảm 0,6%.

Thủy sản: Tổng giá trị nhập khẩu hàng thủy sản tháng 12 ước đạt 240 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng thủy sản năm 2023 đạt 2,61 tỷ USD, giảm 4,1% so với năm 2022.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị nhập khẩu tháng 12 ước đạt 200 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2023 đạt 2,19 tỷ USD, giảm 27,8% so với năm 2022.

- Phân bón các loại: Khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 12 ước đạt 480 nghìn tấn và 154 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại năm 2023 đạt 4,21 triệu tấn và 1,43 tỷ USD, tăng 24,2% về khối lượng nhưng giảm 11,6% về giá trị so với năm 2022.

- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 12 ước đạt 400 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2023 đạt 4,99 tỷ USD, giảm 10,8% so với năm 2022.

Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu tháng 12 ước đạt 90 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu năm 2023 đạt 855 triệu USD, giảm 12,1% so với năm 2022.

Bảng 8. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản

Cán cân thương mại ngành nông lâm thủy sản Việt Nam năm 2023 ước đạt thặng dư 12,06 tỷ USD, tăng 43,7% so với năm 2022.

Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là các nhóm hàng có cán cân thương mại năm 2023 ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 12,14 tỷ USD, giảm 13,2% so với năm 2022; nhóm thủy sản thặng dư 6,37 tỷ USD, giảm 22,3%; nhóm nông sản thặng dư 1,92 tỷ USD, tăng 141,2%. Trong khi đó, cán cân thương mại các nhóm còn lại đều ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 5,32 tỷ USD, giảm 8,5%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 3,02 tỷ USD, giảm 8,2%; muối thâm hụt 39 triệu USD (giảm 17,3%).

Xét theo mặt hàng cụ thể, 7 mặt hàng có thặng dư thương mại năm 2023 ước đạt trên 1 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 11,19 tỷ USD, giảm 13,8%); cà phê (thặng dư 4 tỷ USD, tăng 1,4%); gạo (thặng dư 3,92 tỷ USD, tăng 41,7%); hàng rau quả (thặng dư 3,73 tỷ USD, tăng 1,9 lần); tôm (thặng dư 2,86 tỷ USD, giảm 23,2%); cá tra (thặng dư 1,71 tỷ USD, giảm 26,1%); sắn và các sản phẩm từ sắn (thặng dư 1,27 tỷ USD, giảm 7,5%).

Có 9 mặt hàng nông lâm thủy sản có thâm hụt thương mại năm 2023 ước đạt trên 1 tỷ USD, gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 3,79 tỷ USD, giảm 15,2%); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 2,9 tỷ USD, tăng 2,9%); bông các loại (thâm hụt 2,84 tỷ USD, giảm 28,5%); ngô (thâm hụt 2,77 tỷ USD, giảm 15,8%); lúa mì (thâm hụt 1,65 tỷ USD, tăng 10,5%); thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật (thâm hụt 1,36 tỷ USD, giảm 3,6%); đậu tương (thâm hụt 1,23 tỷ USD, giảm 3,4%); dầu thực vật (thâm hụt 1,17 tỷ USD, giảm 20,2%); sữa và sản phẩm sữa (thâm hụt 1,04 tỷ USD, giảm 9,4%).

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố thông tin về tình hình xuất khẩu nông sản năm 2022 của Việt Nam với nhiều con số tăng trưởng rất ấn tượng.

Theo đó, trong tháng 12/2022, xuất khẩu các sản phẩm ngành nông nghiệp đạt 4 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 53,22 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021), mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Trong đó, nông sản chính đạt 22,59 tỷ USD, tăng 4,8%; lâm sản chính đạt 16,93 tỷ USD, tăng 6,1%; thủy sản đạt 10,92 tỷ USD, tăng 22,9%; chăn nuôi đạt 400 triệu USD, giảm 7,1%.

Đáng chú ý, 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm kim ngạch trên 2 tỷ USD (gồm cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ), và 7 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,92 tỷ USD; tôm 4,33 tỷ USD; cà phê 3,94 tỷ USD; gạo 3,49 tỷ USD; cao su 3,31 tỷ USD; rau quả 3,34 tỷ USD; hạt điều 3,07 tỷ USD).

Xuất khẩu nông sản năm 2022 của Việt Nam xác lập kỷ lục mới (Ảnh minh hoạ).

Đặc biệt, năm 2022, thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021. Đây là con số lịch sử của ngành nông nghiệp, đóng góp chủ lực (chiếm khoảng 77%) trong tổng giá trị xuất siêu của cả nền kinh tế năm 2022.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các kết quả trên đạt được do trong năm 2022, toàn ngành đã tập trung triển khai thực hiện đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản.

Bên cạnh đó là việc chỉ đạo, hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi và truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản phục vụ xuất khẩu. Theo dõi sát diễn biến giá cả và cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu trong nước, đề xuất kịp thời các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lưu thông, phân phối, tiêu thụ nông sản theo mùa vụ.

Mặt khác, toàn ngành nông nghiệp đã chú trọng thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp về giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu tăng cao.

Trong năm 2022, toàn ngành đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại, ứng phó với tác động của dịch bệnh COVID-19 và xung đột quân sự Nga - Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của Bộ vào các thị trường lớn (Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil) và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Úc, New Zealand, Trung Đông)...