Vụ án Vạn Thịnh Phát (hay Đại án Vạn Thịnh Phát), cũng được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gọi là vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, là một vụ bê bối kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) do tỷ phú Trương Mỹ Lan cầm đầu trong hơn 10 năm. Tổng cộng đã có 86 người bị truy tố, và tổng số tiền thiệt hại của vụ án lên tới 677.000 tỷ đồng (tương đương 27 tỷ USD) thông qua việc lừa đảo giải ngân thông qua các hồ sơ cho vay của Ngân hàng SCB lên tới 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD), trở thành một trong các vụ bê bối kinh tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và vượt qua bê bối 1Malaysia Development Berhad ở Malaysia, trở thành vụ bê bối tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vụ bê bối này có thể là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vụ bê bối Vạn Thịnh Phát được phơi bày trong bối cảnh chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng được đẩy mạnh lên cao nhất khi nhiều cán bộ cấp cao và kể cả Chủ tịch nước đều có liên quan. Trước khi Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, nhiều Chủ tịch Tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng đã bị tạm giam và khởi tố hình sự. Trong quá trình bê bối được phát hiện và nhiều cá nhân bị bắt giữ, nhiều cuộc biểu tình, căng băng rôn phản đối, đòi quyền lợi của người dân cũng đã được diễn ra trước các trụ sở, chi nhánh của Ngân hàng SCB.
Vụ án Vạn Thịnh Phát (hay Đại án Vạn Thịnh Phát), cũng được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gọi là vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, là một vụ bê bối kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) do tỷ phú Trương Mỹ Lan cầm đầu trong hơn 10 năm. Tổng cộng đã có 86 người bị truy tố, và tổng số tiền thiệt hại của vụ án lên tới 677.000 tỷ đồng (tương đương 27 tỷ USD) thông qua việc lừa đảo giải ngân thông qua các hồ sơ cho vay của Ngân hàng SCB lên tới 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD), trở thành một trong các vụ bê bối kinh tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và vượt qua bê bối 1Malaysia Development Berhad ở Malaysia, trở thành vụ bê bối tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vụ bê bối này có thể là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vụ bê bối Vạn Thịnh Phát được phơi bày trong bối cảnh chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng được đẩy mạnh lên cao nhất khi nhiều cán bộ cấp cao và kể cả Chủ tịch nước đều có liên quan. Trước khi Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, nhiều Chủ tịch Tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng đã bị tạm giam và khởi tố hình sự. Trong quá trình bê bối được phát hiện và nhiều cá nhân bị bắt giữ, nhiều cuộc biểu tình, căng băng rôn phản đối, đòi quyền lợi của người dân cũng đã được diễn ra trước các trụ sở, chi nhánh của Ngân hàng SCB.
Về xử lý các đối tượng bỏ trốn, bị truy nã trong vụ Vạn Thịnh Phát, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho rằng, chủ trương xử lý các đối tượng bỏ trốn, truy nã được Ban Chỉ đạo chỉ đạo nhất quán và pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định.
"Với các đối tượng là người Việt, quốc tịch Việt Nam, có đủ căn cứ chứng minh rằng đã phạm tội, đủ căn cứ điều kiện để đưa ra xét xử thì tiếp tục quyết định xét xử vắng mặt.
Đây là chủ trương thống nhất, không chỉ riêng với vụ án này, mà nhất quán với các vụ án", Phó trưởng Ban Nội chính Nguyễn Văn Yên nêu rõ.
Đồng thời cho biết thêm, để cụ thể chủ trương và quy định của luật, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, các cơ quan đang tích cực xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện thống nhất, nhưng cần phải có thời gian. Cơ chế này đang được nghiên cứu, tổng kết đánh giá và có thể sẽ rút ra những cơ chế như án lệ để sau này có vụ tương tự có thể xét xử./.
Ngày 21/7/1973, làng giải trí Hồng Kông gây náo động khi siêu sao võ thuật Lý Tiểu Long đột ngột qua đời tại nhà ở tuổi 32. Khi khám nghiệm tử thi cho thấy ông chết vì phù não (sưng não) được cho là phản ứng với thuốc giảm đau mà Lý Tiểu Long đã uống. Tại sao ngôi sao võ thuật toàn năng này lại ra đi nhanh chóng như vậy? Có rất nhiều suy đoán về cái chết của ông: Bị giết? Uống nhầm thuốc? Hay là có gì đó không ổn trong việc luyện tập?
Tuy nhiên, 50 năm sau, một tuyên bố mới gây sốc đã xuất hiện: Huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long có thể đã chết vì uống quá nhiều nước. Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng ông chết vì một dạng rối loạn chức năng thận. Cụ thể là thận không có khả năng bài tiết đủ nước để duy trì cân bằng nội môi nước, chủ yếu là chức năng của ống thận. Điều này có thể dẫn đến hạ natri máu, phù não và tử vong trong vòng vài giờ nếu lượng nước dư thừa không phù hợp với lượng nước bài tiết qua nước tiểu, phù hợp với mốc thời gian cái chết của Lý Tiểu Long.
Họ cho biết một số yếu tố cho thấy Lý Tiểu Long đã uống nhiều nước, chẳng hạn như vợ ông Linda đề cập đến chế độ ăn uống dựa trên chất lỏng bao gồm cà rốt và nước ép táo. Và người viết tiểu sử của Lý Tiểu Long, Matthew Polly, liên tục đề cập đến việc Lý Tiểu Long uống nước vào ngày ông qua đời và ngay trước khi ông bị ốm nặng. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc Lý Tiểu Long cũng sử dụng cần sa, thứ làm tăng cảm giác khát nước và được biết là đã dùng thuốc trong suốt ngày ông qua đời. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể đã góp phần dẫn đến cái chết của Lý Tiểu Long bao gồm việc sử dụng thuốc theo toa và rượu. Chuyên gia cho rằng Lý Tiểu Long mắc chứng nghiện rượu, vào đêm Lý Tiểu Long qua đời ông đã uống rất nhiều nước một lúc.
Cái chết của Lý Tiểu Long được các nhà nghiên cứu chỉ ra có liên quan đến việc uống quá nhiều nước một lúc.
Phát hiện của các nhà nghiên cứu khác xa với những gì người ta từng đồn đoán về cái chết của ông, bao gồm tin đồn ông bị bọn xã hội đen ám sát, bị người tình ghen tuông đầu độc, nạn nhân của một lời nguyền và chết vì say nắng. So với những lý do đồn đoán về cái chết của Lý Tiểu Long thì nguyên nhân và các nhà nghiên cứu đưa ra được cho là thuyết phục hơn cả.
Lý Tiểu Long qua đời chỉ vài tuần trước khi phát hành phim "Long tranh hổ đấu". Trong lúc thực hiện phần hậu kỳ phim, ông ngã quỵ, lên cơn co thắt, rồi được đưa tới Bệnh viện Báp-tít Hồng Kông ở khu Cửu Long Đường.
Bác sĩ chẩn đoán ông bị mắc chứng phù não và nhanh chóng ổn định tình trạng bệnh nhân bằng mannitol (thuốc thường được dùng để giảm sưng, giảm áp lực trong mắt hoặc xung quanh não). Sau một thời gian ngắn nằm viện, Lý Tiểu Long ra viện và dường như sức khỏe hoàn toàn bình thường.
Tang lễ Lý Tiểu Long ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, tối 20/7/1973, tình trạng tương tự của Lý Tiểu Long lại xảy ra. Thấy Lý Tiểu Long bị đau đầu nên diễn viên Đài Loan Đinh Phối đưa cho ông thuốc Equagesic (chứa aspirin có tác dụng giảm đau và meprobamate có tính an thần). Sau đó, đến giờ ăn tối nhưng Lý Tiểu Long không thức dậy, Đinh Phối cùng Trâu Văn Hoài và các bác sĩ lập tức thực hiện hồi sức cấp cứu rồi đưa ngôi sao võ thuật đến bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth. Khi tiếp nhận Lý Tiểu Long trong tình trạng bất tỉnh, các bác sĩ tuyên bố bệnh nhân đã tử vong.
Cho đến nay, sau ngần ấy năm, cái chết đột ngột của Lý Tiểu Long vẫn còn là điều bí ẩn. Nhưng trong suốt cuộc đời 33 năm ngắn ngủi của mình, Lý Tiểu Long đã để lại cho phim kung fu Trung Quốc một huyền thoại vĩnh cửu.
Tên đầy đủ: CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Tên tiếng Anh: Van Thinh Phat Holdings Group Corporation
Tên viết tắt:VTP HOLDINGS GROUP
Địa chỉ: Số 193-203 - Đường Trần Hưng Đạo - P. Cô Giang - Q. 1 - Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhóm ngành: Xây dựng và Bất động sản
Trạng thái: Công ty đang hoạt động
- Kinh doanh nhà hàng khách sạn và đầu tư phát triển bất động sản.
- Phát triển hạ tầng giao thông, dịch vụ tài chính, nông nghiệp, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, du lịch.
- Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) - tiền thân là Công ty tư doanh Vạn Thịnh Phát được thành lập năm 1991 do Chủ tịch Tập đoàn Bà Trương Mỹ Lan sáng lập. Vào năm 1992, ngay sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và cải cách kinh tế, công ty đã chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.
1. Kỳ kế toán cho năm CPH được tính từ ngày thành lập công ty.2. F P/E: Tính toán dựa trên số liệu lợi nhuận kế hoạch do DN công bố3. Đồ thị giá 3 tháng/6 tháng/12 tháng được vẽ bằng dữ liệu điều chỉnh.
Đối với nhóm các bị cáo thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN và Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục 1 Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Trưởng đoàn Thanh tra mức án Chung thân về tội “Nhận hối lộ”.
Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN bị đề nghị từ 14 đến 15 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
Bị cáo Nguyễn Văn Du, Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN từ 3 đến 4 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM từ 11 đến 12 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Các bị cáo còn lại trong nhóm này bị Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 3 năm tù cho hưởng án treo đến 8 năm tù, cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.