Những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu VNM trong dài hạn đều đang lãi lớn.
Những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu VNM trong dài hạn đều đang lãi lớn.
Liên tục tăng trưởng cao trong những năm qua, giá cổ phiếu cũng tăng mạnh trong dài hạn, Vinamilk luôn là cổ phiếu được những nhà đầu tư dài hạn ưa thích, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Từ lâu, Vinamilk đã được nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 49%, do vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn mua bán cổ phiếu VNM thì phải đều thực hiện qua phương thức thỏa thuận.
Đặc biệt, VNM thường được nhà đầu tư nước ngoài giao dịch với mức giá cao hơn khá nhiều so với thị giá do sự kỳ vọng vào tăng trưởng của cổ phiếu này. Thực tế, những nhà đầu tư nắm giữ VNM thường chỉ có lãi, thậm chí lãi lớn. Trong gần 7 năm lên sàn, giá cổ phiếu VNM đã tăng gần 7 lần.
Hiện nay, hơn một nửa lượng cổ phiếu nhà đầu tư ngoại đang nắm giữ thuộc về 5 nhóm nhà đầu tư. Cổ đông nước ngoài lớn nhất là F&N Dairy Investments nắm 9,53%. Đây là công ty đầu tư trực thuộc Tập đoàn đồ uống F&N của Singapore.
Quỹ VEIL và VGF do Dragon Capital quản lý nắm giữ gần 5,2%. Cả F&N Dairy Investments và Dragon Capital đều đã đầu tư vào Vinamilk từ rất lâu và có một đại diện trong HĐQT của Vinamilk.
Các nhà đầu tư lớn khác gồm có Deutsche Bank và quỹ DWS Vietnam Fund nắm giữ khoảng 6,1%, Quỹ VOF do VinaCapital quản lý nắm 2,4% và Miraka nắm 2,2%. Miraka là công ty sữa có trụ sở tại New Zealand và Vinamilk cũng đang nắm giữ 19,3% cổ phần của công ty này.
Cơ cấu cổ đông hiện tại của Vinamilk.
Phía các cổ đông trong nước, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đại diện vốn Nhà nước nắm giữ hơn 45% cổ phần. Khi Vinamilk mới cổ phần hóa, cổ đông nhà nước nắm giữ hơn 60%. Đến cuối năm 2005, cổ đông nhà nước bán ra hơn hơn 10% vốn, giảm tỷ lệ xuống 50%. Sau các đợt chào bán riêng lẻ và phát hành cổ phiếu ESOP, tỷ lệ sở hữu của nhà nước hiện giảm xuống còn 45%.
Bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk – sở hữu hơn 1,51 triệu cổ phiếu, tương đương 0,27% cổ phần. Các cổ đông trong nước còn lại sở hữu vỏn vẹn 5,69% cổ phần.
Với 556 triệu cổ phiếu đang lưu hành và thị giá 131.000 đồng/cổ phiếu, giá trị thị trường của Vinamilk hiện ở mức hơn 72.200 tỷ đồng, tương đương 3,5 tỷ USD. Trong đó, giá trị lượng cổ phiếu SCIC nắm giữ có trị giá 32.800 tỷ, lượng cổ phiếu F&N nắm giữ có trị giá 6.900 tỷ đồng.
(KTSG Online) - Vinhomes chuyển nhượng cho Vinpearl toàn bộ cổ phần tại Vinpearl Landmark 81, thông tin này được Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật Công ty cổ phần Vinhomes Phạm Thiều Hoa xác nhận trong bản “công bố thông tin bất thường” gửi cơ quan chức năng vào ngày 5-7.
Theo bản công bố thông tin này, HĐQT Công ty cổ phần Vinhomes đã thông qua việc chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần Vinpearl Landmark 81. Sau khi chuyển nhượng toàn bộ vốn góp hơn 1.600 tỉ đồng, Công ty CP Vinhomes sẽ không còn sở hữu cổ phần và không còn là công ty mẹ của Công ty CP Vinpearl Landmark 81. Đây là chuyển nhượng nội bộ của Vinhomes cho Công ty CP Vinpearl.
Trước đó, vào tháng 2-2022, Vinhomes đã thành lập hai công ty con, một là Công ty cổ phần Vinpearl Landmark 81 có vốn điều lệ hơn 1.605 tỉ đồng. Trong đó, Vinhomes góp hơn 1.603 tỉ, tương đương với 99,88% vốn góp. Một công ty con khác là Vincom Retail Landmark 81 có vốn điều lệ hơn 1.228 tỉ đồng, trong đó Vinhomes góp khoảng 1.226 tỉ đồng, tương ứng với 99,84% vốn điều lệ.
Cả hai công ty con của Vinhomes nói trên đều có trụ sở tại tầng 20, toà Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
Trong khi đó, Vinhomes được biết đến là công ty con của Tập đoàn Vingroup. Đây là doanh nghiệp “đầu tàu” cho tập đoàn Vingroup trong lĩnh vực bất động sản khi sở hữu nhiều dự án lớn trên thị trường như Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức), Vinhomes Central Park Tân Cảng (TPHCM), Vinhomes Ocean Park (Hà Nội)...
Về tình hình kinh doanh của Vinhomes, tổng doanh thu thuần hợp nhất quí 1-2022 đạt 8.923 tỉ đồng, chủ yếu đến từ việc bàn giao bất động sản để ở tại ba đại dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park.
Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 5.886 tỉ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 4.540 tỉ đồng. Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2022, Vinhomes đã thống nhất thông qua kế hoạch doanh thu cả năm đạt 75.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 30.000 tỉ đồng, lần lượt giảm 12% và 23% so với thực hiện năm trước.
Trên thị trường chứng khoán, thi giá của VHM đang neo ở giá 60.500 đồng. Vinhomes cũng là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 3 trên sàn với hơn 265.600 tỉ đồng, đứng sau Vietcombank và Vingroup.
Cũng trong tháng 2 vừa qua một công ty con khác của Vingroup là Công ty cổ phần Vinpearl đã đồng ý chuyển quyền quản lý 12 khách sạn, khu nghỉ dưỡng cho tập đoàn Meliá Hotels International trong thời hạn tối thiểu 10 năm tại nhiều tỉnh thành. Chuỗi 12 công trình nói trên sẽ được đổi tên thành Meliá Vinpearl theo như thỏa thuận.
Vinpearl hiện đang vận hành 35 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại 17 tỉnh, thành với hơn 18.500 phòng khách sạn và biệt thự. Doanh nghiệp này cho biết, việc hợp tác với Tập đoàn khách sạn Meliá nằm trong chiến lược nâng tầm và quốc tế hóa thương hiệu Vinpearl trong lĩnh vực khách sạn – nghỉ dưỡng.
Phối cảnh dự án ID Junction do Long Thành Riverside là chủ đầu tư và Tây Hồ Group là đơn vị phát triển.
CTCP Long Thành Riverside mới đây công bố thông tin về việc mua lại 90 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, của mã LTRCH2126001 và mã LTRCH2226001.
Cụ thể, mã trái phiếu LTRCH2126001 có mệnh giá 1 tỷ đồng, phát hành ngày 29/12/2021 với kỳ hạn 5 năm, đáo hạn ngày 29/12/2026. Khối lượng phát hành theo mệnh giá là 290 tỷ đồng. Khối lượng đang lưu hành theo mệnh giá là 290 tỷ đồng. Ngày 1/12 vừa qua, Long Thành Riverside đã mua lại trước hạn 40 tỷ đồng giá trị đang lưu hành của mã trái phiếu này, qua đó, khối lượng còn lại sau khi mua lại của mã trái phiếu LTRCH2126001 là 250 tỷ đồng.
Cũng trong ngày 1/12/2023, Long Thành Riverside đã tất toán 50 tỷ đồng trái phiếu trước hạn của mã trái phiếu LTRCH2226001.
Mã trái phiếu LTRCH2226001 có mệnh giá 1 tỷ đồng với kỳ hạn 1.687 ngày, phát hành ngày 17/5/2022, đáo hạn ngày 29/12/2026. Khối lượng phát hành theo mệnh giá là 50 tỷ đồng.
Theo dữ liệu trên HNX, Long Thành Riverside hiện chỉ còn 250 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã LTRCH2126001.
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 4,1 tỷ đồng, cao gấp 3 lần lãi của cả năm 2022 (năm 2022 lãi 1,4 tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu của Long Thành Riverside tại thời điểm cuối tháng 6 tăng khoảng 4 tỷ đồng so với kỳ trước, lên 425 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Long Thành Riverside tại ngày 30/6/2023 là 1.828,7 tỷ đồng, giảm 3,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Theo tìm hiểu, CTCP Long Thành Riverside được thành năm 2011, doanh nghiệp này có vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, cổ đông sáng lập bao gồm CTCP Đầu tư và Xây dựng Tây Hồ (Tây Hồ Group) 32%, Đặng Quốc Thế 20%, Trần Thị Minh Hồng 20%, Đào Phong Trúc Đại 15%, Phạm Cao Phi 9% và Nguyễn Tiến Nam 4%.
Vào tháng 5/2017, Long Thành Riverside giảm vốn điều lệ xuống 260 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, Tây Hồ Group vẫn là cổ đông lớn nhất với 45% vốn điều lệ, tương đương 117 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính năm 2019 của Tây Hồ Group, trong năm 2019, Long Thành Riverside tăng vốn từ 260 tỷ đồng lên 420 tỷ đồng. Trong đó, Tây Hồ phải góp bổ sung khoảng 77 tỷ, ứng với sở hữu tỷ lệ 48,41% vốn.
Tháng 10/2020, Long Thành Riverside thay đổi người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc từ ông Trần Ngọc Phương sang bà Nguyễn Thu Thuỷ. Được biết, bà ngoài chức vụ tại Long Thành Riverside bà còn là Trưởng ban kiểm soát Tây Hồ Group.
Một dữ liệu của PV cho thấy, Chủ tịch Tây Hồ Group là bà Trần Minh Thu và Tổng giám đốc là bà Nguyễn Hương Giang trong năm 2021 đã trở thành cổ đông của Long Thành Riverside, số lượng cổ phần của 2 cá nhân trên không được tiết lộ, song cả Chủ tịch và Tổng giám đốc Tây Hồ Group đều mang cổ phần làm tài sản đảm bảo tại MBBank.
Ngoài ra CTCP Long Thành Riverside được biết đến là chủ đầu tư dự án Long Thành Riverside với quy mô 40,7ha gồm 650 nhà thấp tầng và 2.000 căn hộ cao tầng nằm ở vị trí đắc địa tiếp giáp cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Tên thương mại của dự án này là ID Junction và Tây Hồ Group là đơn vị phát triển dự án.
ID Junction khởi công từ ngày 24/3/2021 và được rao bán từ năm 2021 với mức giá tham khảo từ 53 triệu đồng/m2 trở lên. So với khu vực này, đây là mức giá khá cao, chỉ thấp hơn The Stella Ever Green 2 (55 triệu đồng/m2).
Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm, mức giá dự án đã nhích nhẹ lên 55 triệu đồng/m2 tại khu Spring, 56,5 triệu đồng/m2 tại Spring+. Một số khu khác có mức giá cao hơn rất nhiều như Bliss (59 triệu đồng/m2), Infinity (63 triệu đồng/m2), Garden shophouse - trường học (63 triệu đồng/m2) và Garden shophouse - thể thao (73 triệu đồng/m2).
Như Nhadautu.vn đã đưa tin, Bộ Công An ngày 20/10 cho biết, Cơ quan CSĐT của Bộ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại CTCP Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị có liên quan; khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét với 6 đối tượng.
Cụ thể, Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc và Nguyễn Văn Chính, Phó Tổng Giám đốc, kiêm Kế toán trưởng Công ty Thái Dương về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" và tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 2 Điều 227 và khoản 3 Điều 221 Bộ luật hình sự;
Đặng Trần Chí, Giám đốc và Phạm Thị Hà, Kế toán Công ty Hợp Thành Phát; Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT và Nguyễn Thị Hiền, Kế toán Công ty CP Đất hiếm Việt Nam về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 3 Điều 221 Bộ luật hình sự.
CTCP Tập đoàn Thái Dương thành lập tháng 9/2002, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, khai khoáng và mỏ xây dựng; sản xuất các sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại khác...
Tập đoàn Thái Dương là chủ Dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng đất hiếm tại mỏ đất hiếm Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, với quy mô 6,24ha. Dự án nhận giấy phép khai thác khoáng sản vào ngày 13/6/2013 và quyết định chủ trương đầu tư ngày 7/9/2017. Được biết, dự án sau đó hoàn thành và hoạt động vào tháng 6/2018.
Đến tháng 10/2021, công ty tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng. Đáng chú ý, dù là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, đồng thời là Người đại diện theo pháp luật duy nhất, song ông Đoàn Văn Huấn lại chỉ sở hữu 3% cổ phần Thái Dương Group. Một cá nhân cùng địa chỉ thường trú với ông, bà Nguyễn Thị Thu Hằng có 2% cổ phần. Trong khi đó, 95% cổ phần còn lại trong Thái Dương Group không được công khai.
Bên cạnh Thái Dương Group, ông Huấn còn là Chủ tịch HĐQT, Người đại diện theo pháp luật của CTCP Đất hiếm Yên Phú. Theo tìm hiểu, Đất Hiếm Yên Phú thành lập vào tháng 3/2017, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kim loại màu và kim loại quý, chi tiết là chế biến khai thác quặng đất hiếm.
Ở thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ công ty đạt 80 tỷ đồng với các cổ đông gồm Tập đoàn Thái Dương (53%), ông Đoàn Văn Huấn (26%), ông Đào Duy Tùng (11%) và ông Lưu Anh Tuấn (10%). Ông Lưu Anh Tuấn cũng là Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của công ty. Doanh nghiệp này cũng được cấp giấy phép khai thác và chế biến đất hiểm mỏ Yên Phú (Yên Bái).
Ông Huấn còn đứng tên và là Giám đốc tại CTCP Chế biến đất hiếm. Đây là doanh nghiệp mới thành lập từ tháng 2/2023 với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông còn là đại diện theo pháp luật của CTCP Khai thác và chế biến vật liệu Tiên Tiến. Công ty mới thành lập tháng 8/2023 với ngành nghề bán buôn kim loại và quặng, khai thác quặng, khí đốt tự nhiên... Vốn điều lệ 10 tỷ đồng.
Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, cơ cấu cổ đông Tiên Tiến gồm: Tập đoàn Thái Dương (40%), CTCP Đầu tư Xuân Cầu Lạch Huyện (40%) và CTCP Đầu tư SISC (20%). Trong đó, Xuân Cầu Lạch Huyện được biết đến là chủ đầu tư dự án khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu 11.100 tỷ đồng tại Hải Phòng; còn CTCP Đầu tư SISC được thành lập năm 2009, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Chủ tịch HĐQT/Người đại diện theo pháp luật là ông Hoàng Anh Tuấn (SN 1963).