Vì vậy, trong giáo dục cần làm giảm nhẹ áp lực học tập cho học sinh và thường xuyên quan tâm đời sống tinh thần cho các em. Có thể áp dụng các giải pháp:
Vì vậy, trong giáo dục cần làm giảm nhẹ áp lực học tập cho học sinh và thường xuyên quan tâm đời sống tinh thần cho các em. Có thể áp dụng các giải pháp:
Cha mẹ cần dành thời gian lắng nghe con, chia sẻ với con những khó khăn mà con gặp phải trong học tập. Là những người trực tiếp đồng hành cùng con trong cuộc sống hàng ngày, phụ huynh nên giúp con xây dựng kế hoạch học tập khoa học, phù hợp với thời gian và sức khỏe của con. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng, giúp con phát triển thêm các kỹ năng mềm.
Mong rằng những thông điệp về áp lực học tập mà MindX chia sẻ trên đây đã giúp học sinh và các vị phụ huynh hiểu hơn về tình trạng này. Chỉ khi được học tập trong một môi trường thoải mái, không bị áp lực, học sinh mới có thể phát huy hết khả năng của mình. Bằng cách tạo ra một môi trường ủng hộ và khích lệ, phụ huynh đang giúp con xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công và hạnh phúc trong tương lai.
Cảm ơn ba mẹ đã đón đọc bài viết và hãy điền email đăng ký nhận bản tin từ MindX để trang bị cho mình các kiến thức nuôi dạy con tốt hơn, giúp con trở thành công dân số trong thời đại công nghệ 4.0 nhé!
Nhật Bản là một trong những quốc gia có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới. Ở Nhật, một niên khóa trải dài qua ba học kỳ Xuân, Thu và Đông. Trong thời gian chuyển tiếp giữa hai học kỳ Xuân – Thu, học sinh sẽ được nghỉ hè sáu tuần. Đây là kỳ nghỉ dài nhất trong năm, và cũng chính vì thế mà lượng bài tập giao về nhà cũng thường nhiều không kém.
Theo The Japan Times, đa phần các ông bố bà mẹ ngày nay đều muốn con mình dành thời gian ngồi bên bàn học hơn là để chúng tự do xem tivi cả ngày, vui chơi với đám bạn hay tận hưởng hương vị mát lạnh của que kem mùa hè. Đối với học sinh Nhật Bản, bài tập hè phủ cái bóng đen dài lên hết thảy mọi hoạt động vui chơi giải trí mà các em đã luôn mong chờ. Dự định “Mùa hè năm nay, mình sẽ…” được đặt ra trước khi bắt đầu năm học mới đã vỡ vụn trước núi bài tập chất chồng.
“Nghỉ hè mình sẽ… làm bài tập cả hè.” Ảnh: unsplash.
Từ khi Nhật Bản bắt đầu công cuộc hiện đại hóa hệ thống giáo dục vào cuối thế kỷ XIX, việc giao bài tập về nhà trong các kỳ nghỉ để học sinh không quên kiến thức đã trở thành một phần tất yếu. Toán ôn tập, luyện viết Hán Tự, bài văn cảm nhận về quyển sách đã đọc, bài nghiên cứu tự do, viết nhật ký về kỳ nghỉ hè và ghi chú lịch tập thể dục hằng ngày thường là những bài tập mà học sinh phải làm trong suốt kỳ nghỉ hè và nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm vào ngày tựu trường. Tùy theo cấp học mà số lượng bài tập được giao sẽ khác nhau, trong số đó cũng có vài bài tập thú vị như quan sát sự phát triển của cây trồng, cắt giấy thủ công… nhưng nhìn chung hầu hết các em đều tỏ ra ngán ngẩm. Những học sinh năm cuối buộc phải “nuốt nước mắt” khi vừa phải lo liệu bài tập hè vừa học tối mặt mũi ở trường dạy thêm để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới. Trên trang yahoo.net, một học sinh giấu tên đã chia sẻ:
“Ghét quá đi! Sao mình lại phải làm nhiều bài tập đến thế?Hơn 50 trang bài tập ở trường cho một môn học, ngoài ra còn bài của những môn phụ khác, đề cương và những cuốn sách tham khảo dày cộm.
Một ngày mình phải làm 6 trang bài tập. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng tính ra một tuần mình phải làm đến 42 trang.
Dù đã nhiều như vậy rồi nhưng vẫn còn có một trường dạy thêm từ sáng đến tối, dạy đến 5 buổi/tuần.
Mình đã cố làm hết bài tập ở trường trong buổi sáng, nhưng làm mãi mà chẳng hết. Cả bài tập ở chỗ học thêm cũng vậy.
Buổi tối, mình thật sự rất mệt mỏi, nhưng không vì thế mà mình không thể không làm bài tập được…”
Những dòng tâm trạng của một học sinh giấu tên trên trang Yahoo.net. Ảnh chụp màn hình.
Cha mẹ nên khuyến khích con làm điều mình muốn, không nên ép buộc con học những môn học mà con không thích. Khi được học hỏi, tìm tòi những điều mình hứng thú, trẻ sẽ cảm thấy yêu thích việc học hơn và phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Đồng thời đây cũng là cách giúp cha mẹ tạo ra một môi trường tích cực và thoải mái để con cảm thấy được yêu thương và tôn trọng.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:
- Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông bao gồm:
- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.
- Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc;
Đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập. Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt;
Có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác; phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học; có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học; tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.