...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Đối tượng của hợp đồng cộng tác viên là công việc thực hiện được và không vi phạm pháp luật
Thông tin cá nhân của các bên là bắt buộc và phải chính xác, không dùng tên nickname hay tên gọi ở nhà để có thể xác định đúng chủ thể của hợp đồng, từ đó xác định các bên trong tranh chấp hợp đồng nếu xảy ra.
Hợp đồng cộng tác viên là sự giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015.
Về bản chất, hợp đồng cộng tác viên hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên và dựa trên sự tự do ý chí, bình đẳng, tự nguyện giữa các bên. Do đó, khi các bên tham gia hợp đồng cộng tác viên, mối quan hệ giữa các bên sẽ là bình đẳng với nhau, không bên nào chịu sự giám sát, quản lý, điều hành của bên còn lại, người thực hiện công việc tự do thực hiện công việc theo ý chí của họ và chỉ phải bàn giao công việc đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên và hưởng thù lao cho công việc đó.
Vì hợp đồng cộng tác viên và hợp đồng lao động giống nhau ở chỗ: một trong hai bên sẽ giao một công việc hoặc một số công việc cho bên còn lại và người thực hiện công việc sẽ được nhận một khoản tiền sau khi thực hiện công việc, nên trên thực tế, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ký hợp đồng cộng tác viên nhưng trên thực tế vẫn có thỏa thuận trả công, trả tiền lương, có thỏa thuận về thời gian làm việc, địa điểm làm việc cụ thể và có sự điều hành, giám sát, quản lý với bên kia, tức là trên thực tế có hình thành quan hệ lao động nhưng lại không ký hợp đồng lao động mà chỉ ký theo dạng hợp đồng dân sự.
Bộ luật Lao động 2019 đã quy định trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Vì vậy, việc có hình thành quan hệ lao động nhưng chỉ ký hợp đồng cộng tác viên ở trên thì hợp đồng cộng tác viên đó vẫn được coi là hợp đồng lao động.
– Nếu không thỏa thuận sẽ căn cứ vào giá thị trường tại cùng thời điểm giao kết hợp đồng.
– Bên thuê cộng tác viên phải trả tiền dịch vụ này tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành công việc nếu không có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp phía cộng tác viên không đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời hạn công việc được giao thì bên thuê có quyền giảm tiền này và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định:
"Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động."
Như vậy, nếu cộng tác viên và người sử dụng lao động ký hợp đồng cộng tác viên có các điều khoản như trên, thì có thể nhận định Hợp đồng cộng tác viên là Hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 20, Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có 02 loại:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Còn nếu công ty ký kết hợp đồng lao động đối với cộng tác viên, khi đó, quan hệ lao động sẽ được phát sinh, và các bên sẽ bị ràng buộc bởi rất nhiều các quy tắc như nội quy lao động, điều lệ công ty, thời gian làm việc trong một ngày, thời gian nghỉ lễ… Khi đó, thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động nào.
Click để xem chi tiết: Tải Mẫu Hợp đồng dịch vụ cộng tác viên kinh doanh
Để được tư vấn cụ thể về hợp đồng bạn ký kết, liên hệ với Luật Ánh Ngọc ngay hôm nay!
Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Angola tổ chức ngày 17/11, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)- cho biết: Mặc dù kinh tế thế giới vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Angola vẫn khẳng định được tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước. Cụ thể trong năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Angola đạt 54,6 triệu USD, tăng 92% so với năm 2020 và dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định trong năm 2022.
Trên cơ sở đó, với mục đích tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu đầu tư, thương mại, du lịch góp phần thắt chặt quan hệ tốt đẹp vốn có giữa Việt Nam và Angola, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Angola tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Angola với mong muốn thông qua diễn này sẽ là nơi cộng đồng doanh nghiệp, học giả, lãnh đạo địa phương của Việt Nam và Angola cùng nhau trao đổi về cơ hội, thách thức và giải pháp nhằm thúc đẩy các hợp tác giữa hai bên.
Theo bà Phạm Hoài Linh - Phó Trưởng phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), Việt Nam luôn coi Angola là một trong những đối tác quan trọng tại khu vực Tây Nam châu Phi. Hiện tại, Angola là quốc gia có cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc lớn nhất tại châu Phi; trong đó có nhiều người là chuyên gia y tế, giáo dục và các doanh nghiệp Việt Nam.
Về hợp tác thương mại, bà Linh cho biết, sau nhiều năm kim ngạch thương mại hai chiều tăng giảm thất thường, năm 2021 trao đổi thương mại song phương đã tăng trưởng tích cực trở lại, đạt 54,6 triệu USD, tăng 92,3% so với năm 2020. Mặc dù vậy, mức trao đổi thương mại song phương hiện nay còn khá khiêm tốn so với tiềm năng vốn có của cả hai nước.
Do vậy, trong thời gian tới, hai nước cần khởi động lại các hoạt động hợp tác và dành sự quan tâm cho nhau nhiều hơn. Bởi lẽ cơ cấu mặt hàng hai bên không cạnh tranh trực tiếp mà có tính chất bổ sung cho nhau. Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu sang Angola chủ yếu là thuốc lá, sản phẩm dệt may, bánh kẹo, các sản phẩm từ ngũ cốc, cà phê, gạo, dao cạo râu… và nhập khẩu từ Angola các mặt hàng dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, cùng một số hàng hóa khác.
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Angola cho biết, Angola đang thực hiện tiến trình đa dạng hóa nền kinh tế, kêu gọi nhà đầu tư của tất cả các nước, mang lại cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, sản xuất công nghiệp, giáo dục… Hiện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tham gia vào tiến trình này. Dù vậy theo vị đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Angola thì số lượng vẫn còn ít do vướng thủ tục, pháp lý.
Dưới góc độ của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Thống - Phó Chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ TP. Cần Thơ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông số MekongExpo - chia sẻ: Đến với diễn đàn này MekongExpo muốn tìm kiếm cơ hội để hợp tác, giúp các nhà bán lẻ trên sàn của MekongExpo tìm được các đối tác ở nước ngoài. Đồng thời cũng trong khuôn khổ hội nghị, MekongExpo đã ký biên bản ghi nhớ với 10 doanh nghiệp của Angola và sẽ xúc tiến các bước hợp tác tiêu thụ sản phẩm vào thị trường mới này.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong thời gian tới, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất một số giải pháp như: Tăng cường trao đổi thông tin về thị trường, nhu cầu xuất nhập khẩu, các điều kiện, tiêu chuẩn, quy định áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của mỗi nước; Đẩy mạnh hoạt động trao đổi lãnh đạo cấp cao, các bộ, ngành, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp…; Thúc đẩy các kênh tiếp xúc, hỗ trợ lẫn nhau và phối hợp tổ chức các hoạt động giao thương, phát triển thị trường, kết nối doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tham dự các sự kiện thương mại lớn, các hội chợ triển lãm tổ chức tại mỗi nước…