Báo Nghệ An Bắt Pháo

Báo Nghệ An Bắt Pháo

(Congannghean.vn)-Những đứa trẻ đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ngay tại quê hương xứ Nghệ đã đưa ngành y tế Nghệ An lên một đỉnh cao, bước ngoặt mới trong điều trị vô sinh, hiếm muộn. Sau bao nhiêu năm mòn mỏi chờ đợi, giờ đây hy vọng về tiếng cười trẻ thơ ngập tràn căn nhà hạnh phúc đã lại thắp lên cho những gia đình.

(Congannghean.vn)-Những đứa trẻ đầu tiên chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ngay tại quê hương xứ Nghệ đã đưa ngành y tế Nghệ An lên một đỉnh cao, bước ngoặt mới trong điều trị vô sinh, hiếm muộn. Sau bao nhiêu năm mòn mỏi chờ đợi, giờ đây hy vọng về tiếng cười trẻ thơ ngập tràn căn nhà hạnh phúc đã lại thắp lên cho những gia đình.

Tiếng Nghệ: Thanh Chương Nhút lai ký

Tác giả: Lê Huy Mậu; Giọng đọc: Thanh Hường

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc năm nay có 200 chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này trường chỉ tuyển sinh được 140 chỉ tiêu. Số lượng chỉ tiêu năm 2020 cũng thấp hơn năm trước 50 em. Việc không tuyển đủ chỉ tiêu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, giáo viên nhà trường bởi việc cấp ngân sách hoạt động phụ thuộc vào số lượng tuyển sinh hàng năm.

Ông Lương Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Dù Nghi Lộc là địa bàn khá rộng nhưng việc tuyển sinh không thuận lợi bởi nằm cạnh nhiều trường dạy nghề có quy mô của tỉnh. Trong đó, nếu học sinh ở những xã ven thành phố, thường sẽ có xu hướng học nghề ở Vinh.

Ngược lại, học sinh ở vùng Nghi Xuân, Nghi Thái thường sẽ chọn học trường nghề ở thị xã Cửa Lò. Nguồn tuyển sinh hiện nay của trường thường tập trung ở vùng Nghi Văn, Nghi Yên, Nghi Kiều và một số xã giáp huyện Diễn Châu. Tuy nhiên, những xã này lại nằm khá xa nhà trường, chưa có tuyến xe buýt nên học sinh thường e ngại khi phải đi học xa...”.

Đại diện nhà trường cũng thừa nhận việc tiếp cận giữa trường nghề và các trường học trên địa bàn chưa được thường xuyên nên hàng năm chưa rà soát và nắm bắt đầy đủ số học sinh phân luồng, số học sinh có nhu cầu học nghề. Ngay như số học sinh đang học tại Trung tâm GDTX của huyện cũng không mặn mà với việc học nghề tại trường, dù rằng khoảng cách giữa 2 đơn vị là khá gần.

Tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An đến thời điểm này việc tuyển sinh vào các lớp trung cấp đã cơ bản hoàn thành. Để đạt được chỉ tiêu đã khó nhưng để giữ chân được học trò đã khó hơn. Hiện, theo tổng hợp của nhà trường, mỗi năm có gần 20 học viên học nghề đã bỏ học với các lý do như chán học, bị rủ rê đi làm hoặc không định hướng được công việc rõ ràng dù đã học nghề.

Ngoài ra việc tuyển sinh cũng chỉ thực hiện được với những học sinh được miễn phí học nghề; còn lại dù mỗi năm nhà trường chỉ có khoảng 40 chỉ tiêu “kinh phí tự túc” nhưng gần như chưa năm nào tuyển sinh được học sinh. Ông Nguyễn Nhật Quang - Trưởng phòng đào tạo của nhà trường cũng cho rằng: “Thường để tuyển một học sinh học nghề chúng tôi phải mở rộng địa bàn lên đến huyện Đô Lương.

Trong quá trình tuyển sinh, giáo viên phải đến nhà học sinh từ 4 - 5 lần mới có thể tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Tuy nhiên, khi các em đã chán học thì việc vận động quay trở lại rất khó khăn. Bất cập hiện nay là nhiều phụ huynh chưa có nhận thức được việc học nghề nên không định hướng được cho con về nghề nghiệp. Do đó, có rất nhiều trường hợp, các em nhập học xong chúng tôi phải tiếp tục tư vấn, giới thiệu các ngành nghề để các em lựa chọn”.

Ở các huyện miền núi, việc tuyển sinh học nghề hiện cũng rất khó khăn, dù rằng các giáo viên đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động học sinh tới trường. Ông Bùi Hoàng Báu - Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Quỳ Châu cho biết: “Từ hơn hai năm nay chúng tôi phối hợp với Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp tuyển sinh hệ trung cấp đối với học sinh thuộc diện phân luồng và học sinh đang học THPT trên địa bàn.

Thế nhưng, phương án này chỉ nhận được sự hưởng ứng của học sinh đang học tại Trường THPT Quỳ Châu với hình thức vừa học nghề, vừa học văn hóa. Còn lại, dù mỗi năm qua, khảo sát của chúng tôi năm nào Quỳ Châu cũng có hàng trăm học sinh học hết lớp 9 là nghỉ nhưng vẫn không tuyển sinh được. Hiện toàn trung tâm chỉ có 33 học sinh của ba khối 10, 11, 12. Như năm nay, huyện Quỳ Châu có khoảng 850 học sinh tốt nghiệp THCS. Trong số này chỉ có khoảng 600 học sinh học lên lớp 10, 250 học sinh còn lại chúng tôi đến nhà tất cả các em nhưng cuối cùng năm vừa rồi chỉ tuyển được 5 em lên học hệ GDTX và vận động đi học nghề trung cấp”.

Trên địa bàn tỉnh hiện 65 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với 9 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 22 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong số này có 3 trường được Chính phủ lựa chọn đầu tư xây dựng trường chất lượng cao, 16 trường được Bộ Lao động - TB và XH lựa chọn đầu tư ngành nghề trọng điểm theo các cấp độ, với 13 nghề cấp độ Quốc tế, 9 nghề cấp độ Khu vực Asean, 36 nghề cấp độ Quốc gia.

Để khuyến khích đào tạo nghề, mỗi năm Nghệ An trích hàng chục tỷ đồng để cấp kinh phí cho các chỉ tiêu đào tạo. Riêng năm 2020, đã cấp kinh phí để đào tạo nghề cho hơn 11.000 chỉ tiêu với hơn 1.700 chỉ tiêu trình độ cao đẳng, gần 5000 chỉ tiêu trình độ trung cấp và hơn 4.600 chỉ tiêu trình độ sơ cấp. Ngoài ra, tỉnh cũng đặt hơn 3.100 chỉ tiêu cho các nhà trường đào tạo tự túc kinh phí.

“Lượng” nhiều nhưng “chất” chưa đảm bảo

Mỗi năm nguồn tuyển sinh đào tạo nghề của Nghệ An khá lớn khi có gần 20% học sinh THCS được phân luồng đi học nghề (với khoảng 8000 học sinh lớp 9). Cùng với đó, Nghệ An có gần 40% học sinh THPT không đăng ký tuyển sinh vào đại học (gần 10.000 học sinh lớp 12).

Tuy vậy, những năm qua, chỉ một số trường nghề làm khá tốt công tác tuyển sinh. Một phần nguyên nhân là các trường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nhất là đội ngũ giáo viên.

Tại Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An, dù hiện nay trường có gần 500 học sinh đang học 4 ngành nghề là Điện dân dụng, Hàn, Thú y và May thời trang nhưng số giáo viên chỉ đáp ứng được khoảng 70%, nhiều ngành nghề trường phải thuê giáo viên thính giảng từ các trường khác về để đào tạo.

Ở Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc, vài năm trở lại đây số lượng tuyển sinh đang ngày một giảm có một phần nguyên nhân lớn từ giáo viên. Cụ thể, dù hiện tại trường có 12 lớp học nghề ở 7 ngành, nghề với khoảng 400 học sinh nhưng đội ngũ giáo viên của trường chỉ có 7 người, trong đó nghề động lực sửa chữa ô tô có 3 giáo viên, nghề hàn có 1 giáo viên và nghề điện có 3 giáo viên. Do thiếu giáo viên nên hiện nay, trường đang phải thuê giáo viên thỉnh giảng từ các trường khác. Vì không đủ giáo viên nên hiện nay toàn bộ nhân viên nhà trường đều phải “đôn” lên để làm chủ nhiệm lớp, thậm chí có người cùng lúc chủ nhiệm đến 2 lớp.

Cá biệt hơn, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Quế Phong dù đã sáp nhập được gần 3 năm và cùng thực hiện chức năng dạy văn hóa và dạy nghề nhưng hiện nay không có bất cứ một giáo viên dạy nghề nào. Vài năm trở lại đây, dù trung tâm có kế hoạch phối hợp tuyển sinh hệ trung cấp nghề nhưng việc triển khai gặp nhiều khó khăn và không khả thi.

Ông Hoàng Sỹ Tuyến - Trưởng phòng Đào tạo nghề - Sở Lao động Thương binh và xã hội cũng cho biết: Hiện chất lượng lao động sau đào tạo của một số ngành nghề chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và thị trường sử dụng lao động. Bên cạnh đó, năng lực đào tạo của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, nhất là cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo còn thiếu, không đồng bộ, lạc hậu….

Ngoài ra, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp còn thiếu, cơ cấu chưa phù hợp đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường nghề. Mặt khác, cơ cấu ngành nghề giữa các trường còn chồng chéo, bố trí chưa hợp lý, chỉ tập trung vào một số nghề trọng điểm. Do đó, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong quá trình tuyển sinh “cạnh tranh không lành mạnh” giữa các trường nghề.

Đồng thời, sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ quyền và trách nhiệm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, quyền lợi giữa lao động có tay nghề và chưa có tay nghề đang được “đánh đồng” trong việc chi trả lương ở nhiều đơn vị khiến nhiều lao động không mặn mà với việc học nghề.

Nằm cạnh tuyến đường Hồ Chí Minh, cách xã Nghĩa Long khoảng 3 km, Khu du lịch sinh thái Hòn Mát thuộc xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn) cũng là điểm đến lý thú. Đến đây, du khách được ngắm cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trải nghiệm trồng, thu hoạch nông sản, du thuyền và thưởng thức các đặc sản mang đậm hương vị của núi rừng. Ảnh: Đình Tuyên

Tháng 2/2024, Phan Huy Sơn quê ở xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương được xuất cảnh trong niềm vui của cả gia đình. Sơn cho biết: “Trước đây, tôi từng tốt nghiệp Trường Trung cấp Hàng hải, khoa Đóng tàu, nhưng chưa tìm được công việc phù hợp vì nghề này cũng rất ít việc làm ở tỉnh ta. Tôi phải loay hoay với các công việc thời vụ như lắp ráp linh kiện điện, điện tử tại các nhà máy, công ty trên địa bàn tỉnh và các tỉnh phía Nam. Sau nhiều năm, tôi chẳng tích trữ được bao nhiêu nên muốn tìm cơ hội sang nước ngoài làm việc.

Sau một thời gian tìm kiếm thì tôi cũng tìm được nơi tiếp nhận đúng nghề nghiệp mà mình được đào tạo. Tại Hungaria đang cần rất nhiều lao động có nghề đóng tàu như tôi. Và sau 3 tháng học tiếng với tổng chi phí hơn 100 triệu đồng, tôi đã có thể xuất cảnh. Hiện tại, tôi có thu nhập ổn định từ 30 – 50 triệu đồng/tháng. Đây là số tiền thu nhập trong mơ của gia đình tôi”.

Cũng như Phan Huy Sơn, Nguyễn Đình Tuấn ở Nghĩa Thái (Tân Kỳ) cũng vừa bay được sang Đan Mạch trong tháng 3/2024 với nghề Xây dựng. Tuấn cho biết: “Chỉ mất 3 tháng học nghề, tôi đã qua được kiểm tra đạt chuẩn tay nghề mà công ty phía bạn yêu cầu, và khi sang làm việc tại đây tôi được ông chủ đối xử rất tốt, mức lương 40 triệu đồng/tháng cũng là mức thu nhập lý tưởng với tôi".

Công ty cổ phần Thương mại Phúc Chiến Thắng cho biết, họ vừa nhận được đơn hàng 1.000 lao động của các nước châu Âu gồm Hungari, Rumani, Croatia, Đan Mạch cho các lao động có tay nghề hàn, xây dựng, đóng tàu… với mức thu nhập cao từ 40 – 60 triệu đồng/tháng. Theo ông Nguyễn Lê Thắng – Giám đốc công ty thì: Đơn hàng cần lao động có nghề rất nhiều nhưng chúng tôi rất khó tuyển dụng. Và kết quả là từ đầu năm lại nay, công ty chỉ mới đưa được khoảng 40 lao động đi các nước châu Âu.

Ngoài thị trường châu Âu đang được các đơn vị môi giới tích cực tuyên truyền để đến được với người lao động có nhu cầu thì thị trường Hàn Quốc vẫn tiếp tục được xem là nơi làm việc lý tưởng của các lao động Việt.

Theo ông Trần Hữu Thượng – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc thông báo, từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, nước này có kế hoạch thuê khoảng 110.000 lao động nhập cư để làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Trước thực trạng thiếu lao động nghiêm trọng ở trong nước, Chính phủ Hàn Quốc thời gian gần đây đã nỗ lực triển khai nhiều chính sách để thu hút lao động nước ngoài nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. Đáng chú ý, Ủy ban Chính sách nhân lực nước ngoài của Hàn Quốc vừa công bố cải tiến chế độ cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài (Chương trình EPS) mà Việt Nam đang tham gia.

Theo đó, Hàn Quốc tích cực sửa đổi các quy định nhằm thúc đẩy hình thành nhân lực nước ngoài lành nghề phục vụ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; vận dụng đa dạng phương thức sử dụng nhân lực nước ngoài nhằm giải quyết nạn thiếu nhân lực tại các vùng sâu, vùng xa và tăng cường hỗ trợ cư trú, nhằm đẩy nhanh thích ứng xã hội cho nhân lực nước ngoài.

Nắm bắt nhu cầu của Hàn Quốc, từ giữa năm 2022, các ban, ngành hữu quan Việt Nam, đặc biệt là Tỉnh Nghệ An sau khi nhận được công văn đã tích cực triển khai đào tạo, hỗ trợ để đẩy nhanh số lượng lao động được phép nhập cảnh vào xứ sở kim chi.

Ông Trần Hữu Thượng cho biết: “Đến thời điểm này, đã có 2.500 lao động Nghệ An xuất cảnh sang Hàn Quốc. Tuy lượng lao động có nhu cầu sang làm việc tại xứ sở kim chi rất lớn nhưng việc đáp ứng được các kỳ thi tuyển là điều vô cùng gian nan”.

Trước thực trạng này, nhiều đơn vị môi giới như Công ty Phúc Chiến Thắng, Công ty TMCP Quốc tế Kaizen, Công ty New Horizon đang nỗ lực đàm phán với phía Hàn Quốc để được phép hợp đồng các đơn hàng E9 – 5, và E10 là những đơn hàng có nghề thú y, giúp việc gia đình, nghề ngư nghiệp.

“Hạng mục lao động thu nhập cao đang hướng tới những đơn hàng có tay nghề, bởi bản thân những nhà tuyển dụng họ cũng muốn có sự tin cậy đối với lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động Nghệ An” - ông Nguyễn Lê Thắng - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Phúc Chiến Thắng cho biết.

Lao động có tay nghề sẽ ít bỏ trốn

Theo ông Nguyễn Lê Thắng, hiện tỷ lệ lao động có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An và Hà Tĩnh bỏ trốn khi sang nước ngoài rất lớn. Phần nhiều trong số đó là lao động chưa qua đào tạo, chưa có nghề ổn định. Thế nên, đối với các đơn hàng lao động phổ thông, Công ty cổ phần Thương mại Phúc Chiến Thắng đang hạn chế thu nhận.

“Chỉ các đơn hàng cần lao động có tay nghề chúng tôi mới tuyển dụng, bởi lẽ, nếu nhận một đơn hàng tầm 100 lao động nhưng chỉ cần 10 lao động bỏ trốn thì ngay lập tức đơn hàng đó bị huỷ, và chúng tôi không có cơ hội lần sau. Thế nên chúng tôi chỉ ưu tiên những lao động có nghề, vì thường lao động có nghề họ có thu nhập ở mức cao nên không bỏ trốn”- Ông Thắng nói.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì hiện tại chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ bỏ trốn tại tất cả các thị trường có lao động Nghệ An làm việc theo hợp đồng, nhưng theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì hiện tổng số người lao động Việt Nam đang làm việc ở các thị trường là 712.607 lao động, trong đó có 46.677 lao động vi phạm hợp đồng và cư trú bất hợp pháp, chiếm tỷ lệ 6%. Xét theo khu vực thì thị trường châu Á có số lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp cao nhất, với 41.044/697.702 người. Tính theo tỷ lệ, Hàn Quốc là thị trường có số lao động trốn ra khỏi hợp đồng và cư trú bất hợp pháp cao nhất với 12.245/46.000 người (chiếm tỷ lệ 26%). Thị trường Đài Loan có 24.000/256.576 người (chiếm tỷ lệ 9%).

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do lao động “đứng núi này trông núi nọ”, tay nghề yếu kém dẫn đến muốn nhảy việc để có chỗ làm mới với mức thu nhập cao hơn.

Theo Ông Trần Phi Hùng – Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động, Sở LĐ-TB&XH thì: “Mục tiêu của năm 2024 là đưa được 16.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động nước ngoài, đặc biệt tập trung vào các thị trường Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu (như Hungaria, Rumania, Croatia,...), trong đó đưa tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi xuất khẩu lao động lên 60%”.

Cũng theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Muốn có được tỷ lệ lao động có nghề cao khi tham gia xuất khẩu lao động thì phải thực hiện tốt công tác chuẩn bị nguồn lao động trước khi xuất cảnh; tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng tay nghề lao động Nghệ An, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động nước ngoài. Trong đó, chú trọng đến các yếu tố về kỹ năng tay nghề, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật...

Bản quyền © 2020 bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình Tòa nhà VCCI Nghệ An, số 01 đại lộ Lê Nin, p. Hưng Dũng, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Người chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Xuân Sinh - Giám đốc Chi nhánh VCCI Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình

Quản lý và vận hành: Phòng Truyền thông và Đối ngoại Tel: 02383.844.012; Fax: 02383.842.026 Phụ trách website: Ông Phan Duy Hùng, Tel : 0912.422.644

Email: [email protected] Website: http://vccinghean.com.vn

Liên hệ quảng cáo: 02383.844.012 , 0975.681.398 (Mr. Nguyễn Thành Duy).