Hiệp định thương mại song phương (tiếng Anh: Bilateral Trade Agreements) và Hiệp định thương mại đa phương (tiếng Anh: Multilateral Trade Agreements) là một trong những công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế.
Hiệp định thương mại song phương (tiếng Anh: Bilateral Trade Agreements) và Hiệp định thương mại đa phương (tiếng Anh: Multilateral Trade Agreements) là một trong những công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế.
Hiệp định thương mại song phương trong tiếng Anh là Bilateral Trade Agreements.
Là hiệp định thương mại giữa hai quốc gia, trong đó nêu ra những điều kiện để tiến hành các hoạt động thương mại.
Hiệp định thương mại đa phương trong tiếng Anh là Multilateral Trade Agreements.
Là hiệp định do nhiều quốc gia kí kết về các lĩnh vực hoạt động thương mại mà các thành viên cùng có nghĩa vụ thực hiện.
Hiệp định thương mại song phương
Nếu cả hai bên kí kết đều là thành viên của WTO, thì hiệp định thương mại song phương thường hướng tới một chương trình tạo quan hệ thương mại và xúc tiến thương mại thuận lợi hơn so với những qui định thuộc WTO.
Nếu một bên không phải là thành viên của WTO, hiệp định thương mại song phương hướng tới những qui định của WTO, theo đó thỏa thuận các biện pháp cho dòng thương mại được lưu thông thuận lợi và giải quyết các vấn đề được nhanh chóng.
Quá trình thực hiện hiệp định thương mại song phương thường có kiểm điểm định kì sự phát triển của thương mại ở cấp bộ trưởng hoặc ở cấp chuyên viên.
Thông thường, hiệp đinh thương mại đa phương có nhiều thành viên đại diện cho các quốc gia tham gia buôn bán ở các mức nhỏ, trung bình và lớn.
Quy chế thành viên trong hiệp định này là rộng, nhưng muốn gia nhập thường phải thể hiện được chế độ thương mại của họ phù hợp với mục tiêu của hiệp định và các điều kiện thâm nhập thị trường của họ gần giống như điều kiện của các thành viên khác; nếu chưa phù hợp, cần thiết phải có sự điều chỉnh theo yêu cầu của từng hiệp định.
Mục tiêu: Hiệp định thương mại đa phương nhằm mở rộng và tự do hóa thương mại trong các điều kiện không phân biệt đối xử , công khai và minh bạch , được qui định trong các quyền và nghĩa vụ. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ, tất cả các bên sẽ có cơ hội nâng cao phúc lợi thông qua các quan hệ thương mại.
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch - GATT là hiệp định thương mại đa phương đầu tiên có hiệu lực từ năm 1948.
Ngày 1 tháng 1 năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO ra đời thay thế cho GATT, theo đó các thành viên WTO kí hiệp định thương mại đa phương với 4 lĩnh vực điều chỉnh quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành viên, đó là:
- Hiệp định thương mại hàng hóa (GATT): Hiệp định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa vật chất như nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm, trong đó các bên kí kết hiệp định thống nhất các nguyên tắc thực hiện trong quan hệ buôn bán.
- Hiệp định Thương mại dịch vụ (GATS): Hiệp định về cung cấp dịch vụ theo các điều kiện thương mại cho đối tác thông qua thương mại xuyên biên giới hay thông qua hiện diện thương mại.
- Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (TRIPs). Hiệp định này nhằm giải quyết căng thẳng gia tăng trong thương mại quốc tế nảy sinh từ những tiêu chuẩn khác nhau để bảo hộ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ.
- Hiệp định về Các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs). Hiệp định này đề cập đến những yêu cầu đối với nhà đầu tư nước ngoài ở những biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại như: hàm lượng nội địa, cân đối thương mại, cân đối ngoại hối, tiêu thụ trong nước, yêu cầu sản xuất, tỉ lệ nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, chuyển lợi nhuận, tỉ lệ góp vốn...
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)
Có thể khẳng định ngay rằng quan hệ thương mại song phương chính là quan hệ thương mại quốc tế. Về khái niệm thương mại quốc tế, thì trước tiên, hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi (Luật Thương mại năm 2005).
Thương mại quốc tế thường được hiểu là hoạt động thương mại liên quan tới hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Dựa vào chủ thể và tính chất của quan hệ thương mại thì thương mại quốc tế được chia thành hai nhóm chính: thương mại quốc tế công (International trade) và thương mại quốc tế tư (International commerce). Thương mại quốc tế công là các hoạt động thương mại diễn ra giữa các thực thể công (quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế liên chính phủ). Bản chất của hoạt động thương mại quốc tế công là việc các thực thể công tự mình ban hành hoặc cam kết cách chính sách thương mại quốc tế (kí kết tham gia các điều ước quốc tế hay các liên kết kinh tế quốc tế).
Mục tiêu của các hiệp định thương mại song phương là mở rộng khả năng tiếp cận giữa thị trường giữa hai quốc gia với nhau và giúp tăng trưởng kinh tế.
Các hoạt động kinh doanh được tiêu chuẩn hóa trong các khu vực mậu dịch chung, giúp ngăn không cho một quốc gia đánh cắp các sản phẩm sáng tạo khác, bán phá giá hàng hóa với chi phí nhỏ hơn hoặc sử dụng các khoản trợ cấp không công bằng.
Các hiệp định thương mại song phương đều tiêu chuẩn hóa các qui định, tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường.
Việt Nam đã kí các hiệp định thương mại song phương với các nước như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,…
Ưu điểm và nhược điểm của Thương mại song phương
So với các hiệp định thương mại đa phương, các hiệp định thương mại song phương dễ dàng được đàm phán, bởi vì chỉ có hai quốc gia thỏa thuận.
Các hiệp định thương mại song phương được khởi xướng và gặt hái lợi ích thương mại nhanh hơn các hiệp định đa phương.
Khi các cuộc đàm phán cho một hiệp định thương mại đa phương không thành công, nhiều quốc gia sẽ thay thế bằng đàm phán các hiệp định song phương.
Tuy nhiên, các thỏa thuận mới thường dẫn đến các thỏa thuận cạnh tranh giữa các quốc gia khác, loại bỏ những lợi ích mà hiệp định thương mại tự do (FTA) đã trao đổi giữa hai quốc gia ban đầu.
Thương mại song phương cũng giúp mở rộng thị trường hàng hóa cho một quốc gia.
Ví dụ, Mỹ mạnh mẽ theo đuổi các hiệp định thương mại tự do với một số quốc gia dưới thời chính quyền Tổng thống Bush trong những năm đầu thập niên 2000. Ngoài việc tạo ra một thị trường cho hàng hóa Mỹ, việc mở rộng kí kết các hiệp định giúp truyền bá tư tưởng tự do hóa thương mại và khuyến khích mở cửa biên giới thương mại.
Tuy nhiên, thương mại song phương có thể làm lệch thị trường của một quốc gia khi các tập đoàn đa quốc gia lớn, có vốn và nguồn lực lớn muốn mở rộng qui mô, bước vào thị trường mới và chi phối những người chơi nhỏ hơn. Do đó, sau này các công ty nhỏ hơn phải đóng cửa vì bị cạnh tranh đánh bại.
Vào tháng 3 năm 2016, chính phủ Mỹ và chính phủ Peru đã đạt được thỏa thuận thương mại song phương xóa bỏ rào cản đối với xuất khẩu thịt bò của Mỹ sang Peru có hiệu lực từ năm 2003.
Thỏa thuận này đã tạo ra một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Mỹ Latinh. Năm 2015, Mỹ đã xuất khẩu 25,4 triệu USD sản phẩm thịt bò và thịt bò sang Peru. Xóa bỏ các yêu cầu chứng nhận của Peru, được gọi là chương trình xác minh xuất khẩu, đã giúp các chủ trang trại Mỹ mở rộng tiếp cận thị trường của Peru.
Mỹ và Peru đã đồng ý sửa đổi trong tuyên bố chứng nhận sản xuất thịt bò và các sản phẩm thịt bò từ các cơ sở được liên bang của Mỹ chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang Peru, thay vì chỉ các sản phẩm thịt bò và thịt bò từ các cơ sở tham gia chương trình Xác minh Xuất khẩu Nông nghiệp USDA (AMS).