4h30 - 6h sáng: Đây là khoảng thời gian não bộ thảnh thơi nhất, rất thích hợp để thu nạp những môn học thuộc.
4h30 - 6h sáng: Đây là khoảng thời gian não bộ thảnh thơi nhất, rất thích hợp để thu nạp những môn học thuộc.
- Nhạc không lời nhẹ nhàng- Nhạc giao hưởng...
Muốn học giỏi, không phải cứ "điên cuồng" lao vào học là được! Học nhiều mà vẫn không thấy tiến bộ.
Có người học ÍT nhưng vẫn GIỎI. TẠI SAO???
🔑Chìa khóa để học tiếng Nhật hiệu quả chính là: Học đúng lúc, đúng chỗ, đúng lượng kiến thức!
Sau đây, Sách tiếng Nhật 100 sẽ đưa ra những "KHUNG GIỜ VÀNG" giúp bạn học tiếng Nhật hiệu quả, học đến đâu thấm đến đó! Và quan trọng không bị Stress khi học quá nhiều.
✔️ Trước khi dậy học buổi sáng, nên tập thể dục để tỉnh táo, đồng thời kích thích não bộ.✔️ Uống cafe, trà,... (chỉ uống vừa độ)✔️ Trong quá trình học, thỉnh thoảng nên vươn vai, đi lại quanh phòng✔️ Note những câu nói truyền động lực, mục tiêu phải đạt, dán ngay trước mặt/ trên máy tính.
✔️ Học tập trung 1 môn trong 1 khung giờ nhất định.✔️ Tự đặt mục tiêu cho bản thân mỗi khi hoàn thành xong 1 môn.✔️ Học luôn phải kết hợp với nghe: Để bản thân học được cách phát âm chuẩn của người Nhật. Học từ vựng phải nghe phát âm của từ đó. Tương tự với ngữ pháp (Nghe câu có mẫu ngữ pháp đó)✔️ Không học muộn quá 12h đêm: Ảnh hưởng sức khỏe và trí nhớ.✔️ Học không hiểu chỗ nào -> Note lại -> Hỏi ngay bạn bè/ thầy cô...
Mong rằng Sách tiếng Nhật 100 đã cung cấp những thông tin và kiến thức hữu ích cho cả nhà để quá trình học tiếng Nhật được "dễ thở" và hiệu quả hơn. Hãy áp dụng những khung giờ trên vào quá trình học hằng ngày để biến nó thành thói quen nhé!
Sách tiếng Nhật 100 chúc các bạn thành công trên con đường Nhật ngữ!
🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT"
🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày
🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k
🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)
4 KHUNG GIỜ VÀNG ĐỂ HỌC TẬP HIỆU QUẢ
Ba mẹ đừng phàn nàn về việc con mất tập trung khi học tập, không chịu ngồi yên làm bài hoặc ngủ gà ngủ gật nữa. Ba mẹ hãy nắm bắt những khoảng thời gian “vàng” trong ngày, giúp con học tập hiệu quả hơn dưới đây nha!
Trong khoảng thời gian vàng cho việc học, bé có thể tiếp thu tất cả mọi kiến thức trên mọi lĩnh vực với hiệu quả cao nhất
Vậy ? Khi nào học hiệu quả nhất?
Khi tỉnh táo, trẻ sẽ sử dụng bộ não một cách khoa học và tận dụng tối đa thời gian tốt nhất mỗi ngày để tập trung học. Vì khoa học đã chứng minh rằng con người chỉ có thể tập trung tối đa trong một khoảng thời gian nhất định, đối với trẻ con thì khoảng thời gian này còn ngắn hơn so với người trưởng thành. Do đó, nếu nắm bắt được những thời gian này, bố mẹ sẽ giúp con cải thiện hiệu quả học một cách đáng kể. Dưới đây là 4 thời điểm học tốt nhất trong ngày:
1. Sau khi thức dậy vào buổi sáng
Sau một đêm nghỉ ngơi, não đã loại bỏ được sự mệt mỏi của ngày hôm trước và sáng hôm sau não ở trạng thái hoạt động mới, hoàn toàn tỉnh táo.
Tại thời điểm này, bất kể nhận dạng từ hoặc bộ nhớ, ấn tượng sẽ rất rõ ràng. Đây cũng được xem là thời điểm thích hợp để trẻ học và củng cố kiến thức khó và cần ghi nhớ như: từ vựng tiếng Anh, công thức toán học... Do đó, sáng sớm là thời gian tốt nhất để học và ghi nhớ.
2. Thời gian từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng
8 - 10h là khoảng thời gian tối ưu cho việc học các môn liên quan đến xã hội, văn học, ngôn ngữ. Các môn này cũng đòi hỏi phải ghi nhớ một lượng kiến thức nhất định và ít đòi hỏi tư duy logic hơn.
Hãy thử luyện tập các môn liên quan đến xã hội, văn học, ngôn ngữ trong khoảng thời gian này và cùng chờ đợi hiệu quả nhé!
3. Thời gian từ 6 đến 8 giờ tối
Đây cũng là thời gian tốt nhất để sử dụng bộ não. Trong giai đoạn này, não bắt đầu hồi phục trở lại và phản ứng rất nhanh. Vì vậy thời điểm này cũng là khoảng thời gian ghi nhớ tốt thứ hai trong ngày, sau thời điểm thức dậy vào buổi sáng.
Đây là thời gian tốt để trẻ áp dụng những kiến thức đã ghi nhớ trong ngày vào làm bài tập. Lúc này, trẻ đã nhớ và sẽ vận dụng được lý thuyết, công thức đã học áp dụng vào làm bài. Đây cũng là thời gian có thời tiết dễ chịu nhất trong ngày, sẽ khiến trẻ có hứng thú học hơn và tăng khả năng tư duy logic cho trẻ.
Học cách làm chủ hai giờ quan trọng nhất trong ngày (sáng sớm và tối) để học, sẽ thu được kết quả tốt hơn nhiều so với việc dành nhiều thời gian ở thời điểm khác trong ngày.
Sử dụng thời gian này để khắc sâu ấn tượng của trẻ, và đặc biệt là để ôn lại những điều khó nhớ sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn.
Do đó, cha mẹ có thể cho con sử dụng giờ này để ôn lại những kiến thức đã học trong ngày, đặc biệt là những kiến thức trẻ còn chưa ghi nhớ và hiểu rõ để đào sâu suy nghĩ, củng cố kiến thức chắc hơn. Trẻ có thể gạch ra những ý chính của bài học hoặc làm một bài tập trắc nghiệm nhỏ để nhớ lại những kiến thức đã học.
Bố mẹ cũng có thể hướng cho con thói quen đọc một cuốn sách ngoại khóa thời điểm một giờ trước khi đi ngủ. Nếu có thời gian, trẻ có thể viết hoặc kể lại cảm xúc về những gì mình đã đọc được.
Đọc sách trước khi ngủ còn giúp trẻ bình tĩnh và có một giấc ngủ ngon hơn, sẵn sàng cho một ngày mới có nhiều năng lượng để thêm động lực học!
Trên đây là quy luật thời gian học tập chung của con người. Còn với mỗi đứa trẻ cũng có những quy luật, thói quen và nhận thức riêng của chúng. Để nâng cao hiệu quả, hãy chăm chỉ học tập, khám phá và vận dụng tối đa khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để ghi nhớ.
Nguyễn Phương Linh, học sinh (HS) lớp 10C2, thủ khoa đầu vào Trường THPT Gia Định, TP.HCM, với 3 môn lần lượt là toán 10 điểm , ngữ văn 9 điểm và tiếng Anh 9,5 điểm, cho biết để tránh làm "cú đêm" thì trong quá trình ôn thi cố gắng tập trung, hiểu bài trên lớp. Với môn học có lượng bài tập nhiều sẽ giải đề ngay tại lớp học tránh “ôm” về nhà hoặc để tồn đọng lâu ngày.
“Ở môn toán phải học thuộc công thức, giải đa dạng bài tập, đề thi. Môn văn mình học thuộc thơ, còn cách phân tích thì tham khảo cách viết từ các bài văn mẫu, như thế làm cho dòng văn của mình khi diễn đạt sẽ trôi chảy hơn, cũng như cố gắng đọc báo, xem thời sự để áp dụng vào các dạng bài nghị luận xã hội”, Phương Linh bộc bạch.
Nguyễn Phương Linh cố gắng hiểu bài và làm bài tập ngay trên lớp để tránh trở thành "cú đêm"
Nguyễn Phương Linh cho biết những ngày không đi học thêm vào buổi chiều sẽ dành 30 đến 40 phút chạy bộ tại công viên gần nhà. “Mỗi khi em chạy bộ là liên tưởng đến các công thức, cách giải bài tập rất dễ dàng. Sau khi ăn cơm xong, 20 giờ em ôn bài đến 22 giờ là đi ngủ. Em luôn luôn thức dậy lúc 5 giờ để tập thể dục sau đó mới học bài, như thế cực kỳ hiệu quả”, Phương Linh nói.
Lê Minh Giao, thủ khoa đầu vào Học viện Cán Bộ TP.HCM năm 2019 (8,5 điểm môn văn, 9 điểm môn sử, 8.5 điểm môn sử) chia sẻ để có đủ kiến thức “chiến đấu” cho kỳ thi quan trọng, đòi hỏi phải cố gắng làm nhiều bài tập, ôn lý thuyết, hỏi thầy cô, bạn bè khi gặp vấn đề không hiểu. Và tất nhiên việc học ban đêm là điều không thể tránh khỏi, vì kiến thức là vô tận, với thời gian ít ỏi trên lớp thì không thể đáp ứng để đảm bảo cho kết quả cao.
“Học bài khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mình chia đôi thời gian trong ngày ra từng khung giờ, buổi sáng học bài, buổi chiều làm bài tập, giải đề, buổi tối thì ôn lại những kiến thức, trước khi ngủ thì suy ngẫm những gì mình đã học trong ngày”, Minh Giao nói.
Theo Lê Minh Giao khung giờ để học bài lý tưởng là buổi sáng từ 5 giờ đến 9 giờ, còn buổi tối từ 22 giờ đến 23 giờ chỉ nên hình dung lại bài đã học trong ngày.
Là một người đã từng trải việc ôn thi, cô Lê Thị Thúy, giáo viên bộ môn công nghệ, Trường THPT Lê Quý Đôn, nhìn nhận một khi đã quen với việc thức khuya thì học bài rất nhanh nhưng sau một đêm ngủ dậy thì mình sẽ tạm thời quên phần kiến thức đã học vào đêm đó. Tuy nhiên, nếu sáng dậy cố gắng ôn lại một chút thì sẽ tốt và đỡ lo lắng hơn.
“Hồi đó, 22 giờ tối là mình đi ngủ, dậy lúc 4 giờ 30 rồi vận động nhẹ tầm 15 đến 20 phút, sau đó ngồi vào bàn học bài thì cực kỳ hiệu quả, kiến thức đã học sẽ dễ nhớ hơn”, cô Thúy chia sẻ.